QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Trước hết, công ty Bravolaw xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của công ty chúng tôi. Để giúp quý vị có thể hiểu hơn về quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ , dưới đây là quy trình nộp đơn và tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam. Xin gửi tới quý vị bản chi tiết công việc như sau:
BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI BRAVOLAW
Bạn nên cung cấp cho chúng tôi đầy đủ thông tin như:
Lô gô định bảo hộ;
Dấu hiệu định bảo hộ;
Slogan định bảo hộ;
Màu sắc hay hình ảnh và bố cục;
Bản mô tả nhỏ về ý tưởng khi thiết kế logo hay dấu hiệu nhận biết đó;
Bản đen trắng nếu có;
Bộ nhận diện mẫu (Nếu có);
Đối tượng cần đăng ký và sẽ được tư vấn khả năng bảo hộ rộng nhất với các trường hợp và phù hợp tình hình tài chính của quý doanh nghiệp;
Các thông tin trên càng đầy đủ thì chúng ta càng dễ bắt đầu một công việc thuận lợi nhất mà hai bên hợp tác cùng nhau.
THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
Tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn;
Bản mô tả nhãn hiệu: ý nghĩa, màu sắc. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ thuộc ngôn ngữ khác, cần cung cấp phần dịch và phiên âm của các chữ đó;
Danh mục hàng hoá/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu này hoặc phân nhóm hàng hoá/dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế (nếu biết);
Quốc gia, số đơn và ngày nộp đơn của đơn ở nước ngoài (nếu xin hưởng quyền ưu tiên).
15 Mẫu nhãn hiệu (kích thước không dưới 15mm x 15mm và không quá 80mm x 80mm) hoặc gửi file ảnh nhãn hiệu cho chúng tôi;
Bản sao có xác nhận các tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên và bản dịch tiếng anh của tài liệu đó (nếu xin hưởng quyền ưu tiên);
NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA BRAVOLAW SẼ THỰC HIỆN KHI NHẬN ỦY QUYỀN:
Tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về nhãn hiệu;
Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ của pháp luật;
Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá
Soạn thảo hồ sơ tư vấn, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Hàng hoá
Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Nhận thông báo trả lời thẩm định hình thức hồ sơ.
Giải quyết các phát sinh trong quá trình xét nghiệm hình thức;(1- 3 tháng)
Giải quyết phát sinh trong quá trình xét nghiệm nội dung.(6-9 tháng)
Đại diện khiếu nại đơn khi bị từ chối
Kết hợp cùng chủ đơn nhận văn bằng bảo hộ và những tài liệu liên quan.
LƯU Ý VỀ NHÃN HIỆU KHI ĐƯỢC CẤP
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp;
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm;
Văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu không được sử dụng trong 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý để gia hạn văn bằng;
Lưu ý liên hệ với chúng tôi khi bị vi phạm hoặc xâm phạm đến nhãn hiệu đã được bảo hộ;
Lưu ý về việc quản lý áp dụng nhãn hiệu và các yếu tố khác như : Tiêu chuẩn sản phầm, chất lượng….. trong quá trình sử dụng;
Xem thêm:
đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá
đăng ký bảo hộ thương hiệu
nhãn hiệu hàng hoá
dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét