Nhượng quyền thương mại là gì?
Chúng ta có thể đều đã nghe nói tới những hợp đồng nhượng quyền có
giá trị hàng tỉ đô la. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhượng quyền
thương mại là gì?
Một nhượng quyền thương mại là một sự thỏa thuận hay cấp phép giữa hai tổ chức pháp lý độc lập trong đó cho phép :
- Bên nhận quyền có quyền tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ sử dụng phương pháp hoạt động của bên giao quyền.
- Bên nhận quyền có trách nhiệm phải trả cho bên giao quyền các khoản phí cho các quyền lợi này.
- Bên giao quyền có trách nhiệm phải cung cấp các quyền lợi và trợ giúp cho bên nhận quyền.
Bên giao quyền: 1. Sở hữu thương hiệu 2. Cung cấp các trợ giúp: đôi
khi là tài chính, quảng cáo, tiếp thị và đào tạo. 3. Nhận các phí.
Bên nhận quyền: 1. Được phép sử dụng thương hiệu. 2. Mở rộng kinh doanh với sự trợ giúp của bên giao quyền. 3. Trả phí.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Thương mại năm 2005.
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển
giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì
còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật
Chuyển giao công nghệ 2006.
2. Cơ quan thụ lý
Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng
ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam,
bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi
thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:
a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1;
b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi
thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền
thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng
Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng
nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam).
d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại
Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại
của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt
động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng
nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ
quan công chứng trong nước)
4.Thời gian thụ lý hồ sơ.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày
làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
- Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
5. Biểu phí luật sư;
Mức phí luật sư được tính toán dựa trên sự phức tạp của yêu cầu công
việc và khối lượng công việc thực tế. Phí luật sư sẽ được thông báo sau
khi đã làm rõ yêu cầu của bên cần tư vấn.
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét