Phụ nữ mất gì khi làm tình?
Tôi nghĩ, khi được hỏi câu ấy rất nhiều sẽ nói rằng mất rất nhiều thứ. Tôi thì cho rằng, họ chả mất gì ngoài cái màng trinh cả.
Tại sao khi hai người lột đồ nhau ra, phụ nữ luôn nghĩ người đàn ông phải chịu trách nhiệm thế nào với mình?
Miệng
thì lúc nào cũng đòi bình đẳng giới nhưng suy nghĩ đã chẳng bình đẳng
rồi. Khi nào lột đồ một người đàn ông, trong đầu nghĩ mình phải làm thế
nào chịu trách nhiệm với anh ta thì hẵng nói nhé.
Tôi luôn chia phụ nữ thành 3 loại.
Loại 1. Được bao nuôi.
Người ta cứ chê con gái ngực to não ngắn, chỉ biết bán thân kiếm tiền.
Tôi
thấy họ thông minh đấy chứ. Định nghĩa thông minh của tôi là biết nhìn
nhận khả năng của bản thân và vận dụng ưu điểm ấy một cách triệt để.
Ngực
to, mặt đẹp, chân dài là ưu thế trời cho. Không học giỏi thì có làm
sao? Được bao nuôi cũng là một hình thức đầu tư đấy chứ. Cũng chưa biết
ai hơn ai đâu.
Loại 2. Không chấp nhận bị bao nuôi.
Có thể xinh đẹp, quyến rũ hoặc hình thức rất bình thường, nhưng họ luôn là đối tượng thu hút cánh đàn ông, bởi họ tự tin.
Có đầu óc, cá tính mạnh mẽ, tôi thích loại con gái này.
Tôi
cho rằng, đây mới là những điển hình cho hình tượng nữ quyền. Bởi họ
đến với sex bằng ham muốn nguyên thủy và chung thực với bản thân mình.
Có thể sẽ có gã đàn ông lột đồ họ ra xong, phát hiện họ không còn trinh
sẽ giáng một cái tát vào mặt họ. Nhưng họ sẵn sàng tát lại hai cái, vứt
một ít tiền vào mặt hắn ta “Trình độ phục vụ của anh chỉ đáng thế thôi.”
rồi đá cửa bước đi.
Loại 3. Chẳng ai thèm.
Tôi
cho rằng con gái chẳng ai xấu cả, từ những cô nàng chân dài đến những
người hơn trăm cân. Con gái luôn đẹp theo một cách nào đó. Và đừng làm
đẹp chỉ để muốn quyến rũ đàn ông. Vứt quách đàn ông ra khỏi đầu đi.
Nhưng
lại có loại con gái tôi chẳng ưa nổi. Đó là những kẻ thấy con gái đẹp
thì ghen ghét, thấy trai đẹp, giàu có thì sáng mắt lên. Yêu thích cái
đẹp chẳng có gì xấu, chỉ có những cô nàng để sự ghen tỵ, đố kỵ làm mờ lý
chí mới kinh khủng. Làm người phải biết mình ở chỗ nào, ở vị trí nào,
đừng để tâm lý vặn vẹo, coi việc tìm đàn ông, ghen ghét người khác chiếm
toàn bộ cuộc sống. Ngu xuẩn lắm.
.
Nhưng giờ nghĩ lại, tôi nên chia phụ nữ làm 2 loại.
Loại 1. Còn trinh.
Đàn ông thích lấy vợ còn trinh không?
Có chứ, bây giờ khuyến khích dùng đồ sạch mà, “rau sạch” giá lúc nào chẳng đắt hơn, được yêu thích hơn.
Nhưng
nếu tìm bạn tình, tôi nghĩ đàn ông lại không thích gái trinh đâu. Tôi
mà là đàn ông, tôi cũng tìm cô em nào xinh tươi, thoáng trong chuyện ấy
làm người tình.
Tại sao ư? Tại vì gái trinh phiền phức lắm. Khi lấy mất cái màng bé tẹo ấy của họ, đàn ông sẽ có hai con đường.
Một là, phải lấy họ làm vợ.
Hai là, bị họ đòi hỏi đến phiền, nhiều lúc có những thái độ rất quá đáng. Tại sao ư? Ai bảo anh nỡ lấy đi cái lần đầu của họ.
Tôi thì chẳng thích loại con gái này.
Nếu
có cái tâm lý muốn đày đọa, đòi hỏi ở kẻ lấy đi cái màng trinh của
mình, tôi nghĩ phụ nữ nên để dành cho cái kẻ là chồng của mình ấy.
Đã
muốn quan hê tình dục, hoặc để chuyện ấy phát sinh trước khi hai người
xác định sẽ đi đến hôn nhân, thì hãy công bằng đi. Cô gái nào dám đứng
lên nói rằng: Khi quan hệ tôi không hề thích thú mà chỉ có đàn ông
sướng? Ra đây nói xem nào!
Rõ
ràng sex mang đến cảm giác cho phái nam và phái nữ là như nhau, thậm
chí trong chuyện ấy đàn ông còn phải “phục vụ” phái nữ nhiều hơn. Thế
thì nên công bằng cho cả đôi bên chứ. Chấp nhận chơi, thì phải chơi cho
công bằng. Nếu không, đừng đòi hỏi được tôn trọng, buồn cười lắm.
Loại 2. Gái không còn trinh.
Tôi
là người bảo thủ, bảo thủ cực kì luôn ấy. Ra đường mà bảo tôi ăn mặc hở
đùi, áo khoét sâu hay vải mỏng là không có. Tôi bị ảnh hưởng khá nhiều
của tư tưởng Nho giáo (Ngụy biện cho việc dáng mình chẳng đẹp đẽ gì).
Nhưng tôi lại chẳng cho rằng phụ nữ chưa chồng mà không còn trinh thì có gì không đúng.
Này đàn ông, anh có dám giơ tay thề với trời là anh còn trinh trước khi làm chuyện ấy với vợ không mà đòi hỏi vợ còn trinh?
Phụ
nữ quan hệ với người mình yêu, và quan hê đúng cách, lành mạnh thì
chẳng có gì không đúng cả. Nhu cầu ở hai phía là như nhau, và khi yêu
người ta càng có nhu cầu gần nhau, chuyện bình thường.
Tôi
chỉ khinh thường những kẻ dùng quan hệ để moi tiền đàn ông nhưng lại tỏ
ra cao ngạo, đòi hỏi ở anh ta thế này thế kia. Khi quan hê với đàn ông,
phụ nữ và đàn ông vẫn ngang hàng. Nhưng khi moi tiền của đàn ông, kể cả
bằng hình thức quà cáp đắt tiền, thì sự ngang hàng ấy đã bị phá vỡ. Vậy
nên, phụ nữ phải biết mình ở đâu để biết đòi hỏi gì, có được gì.
Tự nhiên tôi lại nghĩ, đàn ông cũng mất nhiều thứ sau làm tình lắm chứ.
Họ cũng mất trinh, chẳng qua không thể kiểm chứng được, và chẳng ai buồn đi kiểm chứng thôi.
Kẻ có tiền thì mất tiền, để lên giường với em thật xinh tươi.
Kẻ có ít tiền thì mất ít tiền hơn, hoặc là phải chiều chuộng, dỗ dành, làm cu li cho các em ấy.
Đấy, công bằng mà nói, làm tình là chuyện vui vẻ mà. Nên cứ nghĩ theo hướng “hưởng thụ” là tốt rồi.
Tôi
là kẻ độc thân, suy nghĩ cho cẩn thận thì coi như chưa yêu bao giờ.
Chưa nắm tay, nắm chân hay hôn hít gì chứ đừng nói gì đến chuyện làm
tình. Nhưng suy cho cùng, làm tình thì có gì mà mất mát?
7 bước để thấu hiểu con người
Trong kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp,
thấu hiểu đối thủ, đối tác hay cộng sự của mình là điều tối quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Kuboyama Nisei - giáo sư chuyên dạy
phương pháp đàm phán tại đại học Harvard chia sẻ các bước hữu ích để
đoán biết và thấu hiểu con người.
Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Bước 1: Chăm chú lắng nghe
Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.
Bước 2: Quan sát tích cực
Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?
Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.
Bước 3: Nói ít hơn
Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!
Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu
Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.
Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết
Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?
Bước 6: Suy xét khôn ngoan
Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.
Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.
Bước 7: Khách quan
Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.
Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.
Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.
Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Bước 1: Chăm chú lắng nghe
Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.
Bước 2: Quan sát tích cực
Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?
Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.
Bước 3: Nói ít hơn
Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!
Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu
Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.
Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết
Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?
Bước 6: Suy xét khôn ngoan
Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.
Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.
Bước 7: Khách quan
Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.
Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.
Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.
Doanh nhân Sài Gòn