7 bước để thấu hiểu con người
Trong kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp,
thấu hiểu đối thủ, đối tác hay cộng sự của mình là điều tối quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Kuboyama Nisei - giáo sư chuyên dạy
phương pháp đàm phán tại đại học Harvard chia sẻ các bước hữu ích để
đoán biết và thấu hiểu con người.
Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Bước 1: Chăm chú lắng nghe
Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.
Bước 2: Quan sát tích cực
Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?
Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.
Bước 3: Nói ít hơn
Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!
Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu
Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.
Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết
Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?
Bước 6: Suy xét khôn ngoan
Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.
Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.
Bước 7: Khách quan
Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.
Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.
Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.
Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Bước 1: Chăm chú lắng nghe
Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.
Bước 2: Quan sát tích cực
Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?
Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.
Bước 3: Nói ít hơn
Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!
Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu
Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.
Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết
Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?
Bước 6: Suy xét khôn ngoan
Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.
Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.
Bước 7: Khách quan
Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.
Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.
Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.
Doanh nhân Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét