Pages - Menu

Dịch vụ làm visa đi Mỹ

Bạn đang cần tìm một dịch vụ làm visa đi Mỹ uy tín và nhanh chóng?.

Làm visa đi Thụy Sĩ

Dịch vụ làm visa đi Thụy Sĩ uy tín chất lượng.

Làm visa du học Úc

Dịch vụ làm visa du học Úc.Hotline:0934.414.838.

Làm visa thăm thân Hàn Quốc

Dịch vụ làm visa thăm thân Hàn Quốc Hotline:0934.414.838.

Chuyển văn phòng trọn gói

Dịch vụ chuyển văn phòng,chuyển nhà trọn gói.Liên hệ 0947.041.376

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Oái ăm chuyện vợ đi làm, chồng ở nhà chăm con

Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng.

“Em nuôi anh”
Chồng làm cơ quan nhà nước, vợ làm cho doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập của gia đình chị Lê Quỳnh (27 tuổi, Khu đô thị Linh Đàm) phần lớn là của chị. Từ tiền ăn uống sinh hoạt, tiền điện nước, tiền đóng học của con đều dùng lương của chị chi trả, còn lương anh chỉ đủ xăng xe và ăn bữa trưa ở cơ quan.
Chị kể: “Tôi kiếm ra tiền nên không đòi hỏi anh ấy phải đóng góp. Lương anh ấy cũng chỉ đủ xăng xe và ăn trưa. Mấy tháng cao điểm cưới xin, đôi khi mình còn phải hỗ trợ thêm. Quà cáp cho hai bên nội ngoại cũng là mình lo tất”.
Lương chị cao đồng nghĩa với áp lực công việc lớn. Chuyện đi sớm về muộn là khó tránh khỏi. Chồng chị “biết ý” cũng giúp chị đưa đón con đi học, hôm nào chị về muộn đều sẵn sàng vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
“Giờ giấc của anh ấy thoải mái hơn nên buổi sáng tôi chỉ việc cho con ăn còn anh đưa đi học, chiều anh đón về. Việc nội trợ trong gia đình cả hai vợ chồng cùng làm, tôi nấu cơm thì anh lau nhà, tôi giặt đồ thì anh rửa bát. Có lần con bị ốm, mà công việc của tôi bận rộn, anh sẵn sàng xin nghỉ ở nhà chăm con để tôi đi làm”, chị kể thêm.
Thời hiện đại, chuyện vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng không phải hiếm.
Chị Quỳnh bảo, chị cũng biết rằng đàn ông có “tính sĩ diện cao” nên nhiều người sẽ tự ti khi vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng. Chị hiểu điều đó nên không bao giờ ỉ vào chuyện mình có tiền mà “lên mặt” với chồng. Ngược lại, thỉnh thoảng chị lại thủ thỉ, động viên để chồng không tự ái.
“Chồng kiếm ít tiền hơn vợ thì thường hay mặc cảm. Nếu mình lại dựa vào điều ấy để lên mặt thì kiểu gì gia đình cũng tan nát. Thỉnh thoảng mình vẫn phải nịnh khéo chồng là 'bây giờ em nuôi anh, sau này anh nuôi em, công việc của em chỉ có thời, còn tương lâu dài là anh' để chồng không tự ái”, chị chia sẻ thêm.
Thời hiện đại, chuyện vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng không phải hiếm. Nhưng với quan niệm trước đây, kiếm tiền là công việc của đàn ông còn phụ nữ lo việc nội trợ gia đình, việc phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng đôi khi lại là nguyên nhân khiến gia đình lục đục.
Chị H. Phượng (Thái Thịnh, Đống Đa) kể: “Lương chồng cũng cao, nhưng lương mình lại gấp đôi chồng nên nhiều khi chồng cũng tự ái. Anh bảo người khác biết được lại nói anh sống dựa vào vợ, xấu hổ. Có lần anh bảo mình tìm việc gì nhàn nhàn hơn để có thời gian chăm con, lương thấp hơn một chút cũng được, để anh nuôi nhưng mình không chịu. Đâm ra cãi nhau”.
“Mình chưa bao giờ coi thường chồng vì chuyện kiếm nhiều tiền hay ít tiền cả. Vì mình nghĩ chuyện đó phụ thuộc nhiều vào cơ hội. Mình biết anh tự ái nên khi người quen hỏi vẫn nói thấp hơn lương chồng”, chị nói thêm.
Xu hướng người vợ làm chủ gia đình
Khảo sát mới đây của Thạc sĩ Mai Thị Hạnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về mô hình người chủ gia đình chỉ ra rằng, hiện nay việc người vợ làm chủ gia đình không phải hiếm. Thông thường người vợ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình người vợ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn, hộ gia đình mà người vợ có đóng góp thu nhập cao hoặc ngang bằng với người chồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của vai trò này của người phụ nữ, trong đó có thể kể đến nguyên nhân người phụ nữ được nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết cũng như khả năng trụ cột về kinh tế của họ.
Quyền năng làm chủ gia đình của đàn ông đàn dần san sẻ cho phụ nữ.
Trước đây, người phụ nữ chỉ lo công việc trong nhà nên họ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Ngày nay, họ có nhiều cơ hội để mở mang tầm mắt, được học hành, được thăng tiến. Do vậy họ không chỉ là “nội tướng” trong gia đình mà họ còn khẳng định được chỗ đứng và địa vị của mình trong xã hội.
“Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng. Khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng có nghĩa là họ có khả năng hơn chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Họ ý thức một các rõ ràng về vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong trường hợp đó không thể phủ nhận quyền của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình”, Thạc sĩ Hạnh phân tích.
Khảo sát của Thạc sĩ Hạnh cũng cho thấy nhiều ý kiến đồng tình việc phụ nữ làm chủ gia đình sẽ tốt hơn so với đàn ông bởi bản tính của người phụ nữ là biết lo toan tính toán mọi bề, họ thường tình cảm hơn đàn ông nên xử lý các công việc gia đình hiệu quả hơn, tinh tế hơn.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Thôi đừng cằn nhằn

Thôi đừng cằn nhằn

“Dắt mũi” chồng đâu phải là dễ bởi đàn ông sinh ra đã được mệnh danh là sinh-vật-lười-nhất-thế-gian. Dù biết vợ đang hì hụi lo toan tất bật chuẩn bị hội hè, tiệc tùng quan trọng cho cả gia đình, nhiều ông chồng vẫn “phỉnh phờ” ngồi rung đùi chiễm chệ.

Những lúc như thế, chị em không nên cằn nhằn, chì chiết. Hãy thử tham khảo 7 nguyên tắc dưới đây, biết đâu có thể khiến đức lang quân bớt lười.

1. Rơi xuống hào sâu, thôi đừng đào nữa

1. Rơi xuống hào sâu, thôi đừng đào nữa Bạn đã dùng nhiều cách mà chồng vẫn “y văn nguyên,” chưa chịu nhúc nhích? Vậy thì phải áp dụng ngay giải pháp khác. Thế nhưng chị em cứ thích “lối cũ ta về” với “bài cải lương tủ” nhồi vào tai chồng ngày này, tháng khác khiến nhiều ông tỏ ra bức bối, khó chịu và càng muốn lười hơn kiểu “điếc không sợ súng” để dằn mặt chơi. Kinh nghiệm cho thấy, chị em nên sớm “tắt loa,” ngừng chiêu ca thán, âm thầm làm việc, đảm bảo không khí gia đình sẽ dần thay đổi, vì khi thấy vợ nhọc công như thế, chả nhẽ chồng lại quá vô tình?
Kết quả: Không những cải thiện được “bệnh lười” của chồng mà còn giúp bạn khám phá về năng lực sửa đổi của bản thân. Mỗi khi chuẩn bị “lên dây cót máy phát sóng,” bạn tự ý thức cắn chặt lưỡi mà “ngậm hột thị”. Có thế mới hiểu cảm giác “cần chỉnh tông” phá vỡ thói quen truyền kiếp hoàn toàn không dễ chút nào.
2. Thương lượng cùng đồng hành hợp tác
Đa số chị em cằn nhằn vì tức tối cảnh ỷ lại việc nhà mà chồng đổ dồn cho vợ. Nghĩ kĩ thì như thế cũng tốt, vì bạn có cơ hội nắm rõ mọi hoạt động trong gia đình (như giờ thể dục của con gái, tên thầy giáo dạy con trai….) Nhưng nếu không đủ thời gian và muốn chồng chia sẻ, nên biết chọn thời điểm vui vẻ để “thương thảo” phân công rõ nhiệm vụ phù hợp với mỗi người. Chẳng hạn, bạn lo bếp núc, chợ búa, chồng lo đưa đón con và dạy các bé học bài buổi tối. Hãy để chồng tự nguyện hoàn thành “sứ mệnh” theo cách riêng của chồng, chứ đừng phàn nàn và hi vọng chồng phụ giúp nhiều hơn.
Kết quả: Thực hiện trên tinh thần hợp tác bền lâu “đôi bên cùng cố gắng”. Hỗ trợ chồng phối hợp nhịp nhàng sẽ tốt hơn là liên tục nhắc nhở, hối thúc, chồng đâm ra bực tức.
3. Học cách nói “không” với chồng
Bạn cằn nhằn vì cho rằng “mưa dầm thấm lâu” chồng sẽ dần ngấm sâu bài học? Tuy nhiên, những lời bạn nói chẳng khác gì nước đổ lá khoai, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng nếu tai chồng đau rát. Đàn ông vốn có nhiều sở thích trái khoáy với đàn bà, như thích xem bóng đá, thích la cà quán xá rượu bia với bạn bè, thích chiêm ngưỡng những đường đua công thức 1 và cũng thích vợ hãy ngừng “phát sóng”. Chồng có thể đưa ra 1001 lý do để trì hoãn nhiệm vụ, bạn không nên nói quá nhiều, chỉ cần nhỏ nhẹ “Thôi anh ơi, còn nhiều dịp để xem mà!” hoặc “Có vẻ anh không hào hứng lắm!” hay “em muốn biết ý anh ra sao?”
Kết quả: Biết được vị trí của bạn sau tiếng nói “không” rồi tiếp tục thỏa hiệp để tiết chế chồng.
4. Luôn ca ngợi khi chồng hoàn thành nhiệm vụ
Đàn ông không thích bị vợ phê bình liên tục vì họ cho rằng phụ giúp việc nhà chừng ấy với họ là đủ. Vì thế, bạn nên ca ngợi khi chồng hoàn thành nhiệm vụ, chứ đừng xụ mặt nhăn nhó “anh lại quên cắt thịt cho con rồi.” Thay vào đó, tập nói lời cảm ơn “ông xã chu đáo thế!” và khéo léo nhắc nhở “nhưng không cắt thịt nhỏ ra, em sợ con không ăn được. Lần sau ông xã nhớ cắt nhé!”
Kết quả: Ca ngợi cũng là một nghệ thuật, khích lệ đàn ông nhiều hơn, giúp họ có thêm động lực hợp tác.
5. Biết nói lời xin lỗi
… sau mỗi lần cằn nhằn “không đúng chỗ” để giữ bầu không khí ôn hòa. Chẳng hạn như “em xin lỗi vì đã la anh chuyện không dọn dẹp phòng. Chắc anh cũng cảm thấy khó chịu. Em hứa sẽ không cằn nhằn chuyện đó nữa.” Nhưng thêm vào đó, bạn cần chỉ ra nguyên nhân “Ngày kia mẹ lên chơi rồi, dọn phòng mới có chỗ ngủ chứ!” Chắc chắn, chồng sẽ thấu hiểu và thấy cần thiết phải thực hiện ngay.
Kết quả: Khi chấp nhận lời xin lỗi, chồng bạn sẽ chú ý hơn và bắt đầu nhiệm vụ
6. Đưa ra những lựa chọn khác nhau
Khi muốn chồng phụ giúp, bạn nên đưa ra một số giải pháp để chồng hưởng ứng lựa chọn, ví dụ như “Hôm nay anh đón con hay chạy đi mua quà tặng cu Bi hàng xóm?” Lúc này chồng biết rõ là mỗi người mỗi việc, nên buộc phải thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ mà không thể phân bì.
Kết quả: Ai cũng có việc để làm.
7. Vui vẻ bên nhau
Nhiều cặp vợ chồng sống kiểu “chồng chúa, vợ tôi” biến vợ thành “osin cao cấp” dẫn đến mâu thuẫn – xung đột, phân bì chuyện nhà và nuôi dạy con cái. Nên thường xuyên tổ chức bữa ăn gia đình, gặp mặt bạn bè để cùng chung tay “vun đắp,” tạo không khí gần gũi, hỗ trợ nhau hơn. Khi cùng chuẩn bị đồ ăn, trang trí, vợ chồng sẽ có những đồng cảm, tương hỗ trong cuộc sống. Đôi khi nên kể chuyện hài, tiếp tục tán tỉnh, trao nhau cử chỉ và lời nói yêu thương hoặc làm một điều bất ngờ (như tặng quà, rủ đi cà phê, ăn tối…) để hâm nóng tình yêu và dễ bề “nhờ vả.”
Kết quả: Gia đình là cái nôi ươm trồng tình yêu thương, nên khi sống vui vẻ, mới duy trì được hạnh phúc bền lâu

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Vợ dễ mất sự tôn trọng khi chồng không kiếm ra tiền

Vợ dễ mất sự tôn trọng khi chồng không kiếm ra tiền

Tiền thể hiện tài năng, quyền lực của người đàn ông. Phụ nữ bây giờ hiếm ai không muốn người đàn ông của mình như vậy. Chỉ có người phụ nữ bản lĩnh, trọng chữ tình, hoặc cam chịu mới có thể tôn trọng chồng, cùng chồng vượt qua khó khăn mà không màng gì đến cám dỗ vật chất bên ngoài.

Tôi hiểu cảm giác cay đắng uất hận trong con người bạn khi nhận ra rằng người mình yêu thương nhất bạc tình vì tiền. Bạn ơi, tiền thể hiện tài năng, quyền lực của người đàn ông. Phụ nữ bây giờ hiếm ai không muốn người đàn ông của mình như vậy. Và khi chồng gặp khó khăn, hoặc không kiếm ra nhiều tiền, người vợ mất dần đi sự tôn trọng với chồng, điều gì đến ắt sẽ đến.

Chỉ có người phụ nữ bản lĩnh, trọng chữ tình, hoặc cam chịu mới có thể tôn trọng chồng, cùng chồng vượt qua khó khăn mà không màng gì đến cám dỗ vật chất bên ngoài. Đạo đức là một rào cản, nếu cô ấy vứt bỏ thì cũng không còn níu kéo được.

Nếu vợ bạn muốn quay về thì hãy độ lượng tha thứ và bắt đầu một cuộc sống mới. Nếu không thì hãy ly dị và tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần để chia sẻ. Hãy cố gắng làm ra thật nhiều tiền. Nếu bạn còn thương cô ấy từng đầu gối tay ấp với mình, bất cứ khi nào cô ấy hối hận, hãy dang rộng vòng tay, dù sao cũng là người bạn từng yêu thương nhất. Cảm giác ê chề khi bị phụ bạc, cái tôi, lòng tự trọng làm bạn tổn thương ghê gớm.

Tôi đang trong hoàn cảnh của bạn. Khi đã như vậy rồi, cần cay đắng chấp nhận rằng trên đời này không gì là không thể, và không gì là tuyệt đối. Đừng cầu toàn và hãy mạnh mẽ đứng dậy, chấp nhận điều tồi tệ như bình thường, bạn vẫn phải sống tốt để mọi người tôn trọng.

Vợ ngoại tình vì muốn theo đuổi giấc mộng giàu sang

Vợ ngoại tình vì muốn theo đuổi giấc mộng giàu sang

Con đúng là người nhà quê, nghèo hèn, bởi vậy vợ con mới ngoại tình. Có phải vì nghèo hèn mà những người nhà quê như con rồi sẽ bị cắm sừng không? Con sẽ để ông bà toại nguyện và sau này sẽ không phải ngượng ngùng khi người thân nhắc tới đứa con rể là thằng nhà quê nữa.

Bạn đọc thân mến, trải lòng mình tâm sự này là lúc tâm trạng tôi rối bời, ngổn ngang giữa quyết định tha thứ hay ly dị. Nhìn con thơ mà lòng quặn đau, vừa không muốn con khuyết cha hoặc mẹ, vừa muốn chia tay cho hết nợ kiếp vợ chồng.

Sinh ra và lớn lên ở miền quê với nắng và gió, tình cảm là điều quý giá mà người nhà quê luôn trân trọng. Anh em tôi may mắn được bố mẹ cho ăn học cũng bằng bạn bằng bè, tốt nghiệp ra trường tôi ra ngoài tự lập, chuyện làm ăn cũng gặp nhiều thuận lợi, tôi may mắn cũng sắm cho mình được một chút tài sản nhỏ, rồi cũng đến tuổi phải lập gia đình.

Em, người anh quen từ thời học đại học anh thuê trọ gần nhà, chuyện tình cảm từ hồi đó cũng có và đi theo năm tháng rồi ta thành vợ thành chồng. Khi xưa anh từng nghĩ, sẽ không bao giờ lấy con gái Hà Nội làm vợ vì trong anh có suy nghĩ cổ hủ, người Hà Nội sống không trọng chữ tình, nhìn cảnh người thân giành nhau miếng cơm manh áo và tài sản, anh thấy lạnh người. Và cũng có thể bởi anh nghe được nhà em nói không biết vô tình hay cố tình: Lấy gì thằng nhà quê. Chính vì lời này làm cho anh trưởng thành hơn rất nhiều. Xin cảm ơn gia đình và người thân bên nhà em đã bóng gió cho anh một lời rất ý nghĩa.

Có lẽ vì cái duyên cái số ta đã thành vợ chồng của nhau. Đứa con chào đời là niềm hạnh phúc lớn của cả anh và em. Chuyện làm ăn của anh cũng thăng trầm theo năm tháng, luật đời đôi khi cũng là sự vay trả trả vay. Có thể anh còn yếu kém trong thương trường vì vậy kinh tế của chúng ta hiện đang không được như ngày xưa. Hiện còn lại chút đất cắm dùi anh vẫn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng sự hạnh phúc đôi khi không được trọn vẹn. Những lúc khó khăn có thể ta mới hiểu được lòng người.

Khi biết em theo tiếng gọi của đồng tiền và ngoại tình vì một giấc mộng hoàng kim với một bầu trời mới đầy những hoa thơm cỏ lạ, mọi thứ trong anh như sụp đổ tất cả. Suy nghĩ ngày xưa của anh vụt ùa về. Trọng chữ tình dễ thực hiện lắm đâu em? Có lẽ anh sẽ giải thoát cho anh và cho cả em để em được chạy theo tiếng gọi của trái tim và theo tiếng gọi của những giấc mơ mà em hằng ao ước.

Lời người thân em nói ngày xưa lại hiện về trong tâm trí anh: Lấy gì thằng nhà quê! Con đúng là người nhà quê, nghèo hèn, bởi vậy vợ con mới ngoại tình. Có phải vì nghèo hèn mà những người nhà quê như con rồi sẽ bị cắm sừng không? Con sẽ để ông bà toại nguyện và sau này sẽ không phải ngượng ngùng khi người thân nhắc tới đứa con rể là thằng nhà quê nữa. Con sẽ trả lại con gái cho bố mẹ để gia đình bố mẹ lại thêm một lần được nuôi những giấc mơ sang.

Xin mọi người hãy chia sẻ để tôi có được những quyết định đúng đắn trong bộn bề ngổn ngang lúc này. Chân thành cảm ơn.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Tình vụng trộm với người yêu cũ

Tình vụng trộm với người yêu cũ

Trong lòng em giờ đây anh không còn quan trọng nữa, không còn những lời nói ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm. Dù anh có quan tâm hay đối xử tốt với em đến mấy thì em cũng cho là gò bó và gây phiền phức.

Có lẽ điều làm em quan tâm bây giờ chỉ là muốn biết cuộc sống của người đó như thế nào, có còn nhớ đến em hay không, và tâm trí em chỉ nhớ đến những kỷ niệm bên người đó mà thôi. Còn anh? Chỉ còn là một kẻ bên lề, một người thứ ba đã phá vỡ cuộc sống hạnh phúc của người khác, phải vậy không em?
Những gì anh nhận lấy giờ đây có lẽ là kết quả của một cuộc tình vụng trộm với người con gái từng thuộc về anh. Nghe có vẻ thật trớ trêu và mâu thuẫn nhưng sự thật thì luôn cay đắng. Trong lòng em giờ đây anh không còn quan trọng nữa rồi, không còn là "ox" như em từng gọi, không còn những lời nói ngọt ngào, không còn những cử chỉ âu yếm ngày nào. Dù anh có quan tâm hay đối xử tốt với em đến mấy thì em cũng cho là gò bó và gây phiền phức. Em luôn tỏ ra khó chịu và xa lánh anh.
Thật nực cười khi yêu nhau mà lại có cảm nhận như thế phải không em? Những nỗi đau, sự tổn thương mất đi lòng tự trọng, cùng với bao kỷ niệm mà anh không bao giờ quên là những gì mà anh có được lúc này. Cảm ơn em vì tất cả những điều đó, cảm ơn em.