Pages - Menu

Dịch vụ làm visa đi Mỹ

Bạn đang cần tìm một dịch vụ làm visa đi Mỹ uy tín và nhanh chóng?.

Làm visa đi Thụy Sĩ

Dịch vụ làm visa đi Thụy Sĩ uy tín chất lượng.

Làm visa du học Úc

Dịch vụ làm visa du học Úc.Hotline:0934.414.838.

Làm visa thăm thân Hàn Quốc

Dịch vụ làm visa thăm thân Hàn Quốc Hotline:0934.414.838.

Chuyển văn phòng trọn gói

Dịch vụ chuyển văn phòng,chuyển nhà trọn gói.Liên hệ 0947.041.376

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Thông tin về logo , nhãn hiệu , thương hiệu , biểu tượng

Các câu hỏi thường gặp
1. Logo là gì?
2. Logo khác gì với biểu tượng (symbol), nhãn hiệu (brand) và thương hiệu (trade mark)?
3. Các đặc trưng cơ bản của Logo?
4. Những lợi ích của việc thiết kế logo?
5. Bắt đầu thiết kế logo như thế nào?
1.Logo là gì?
Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt lực năng hoạt động của một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào…) hay một ban nhóm. (ở Việt Nam logo còn được goi là biểu trưng)
2. Logo khác gì với biểu tượng (symbol), nhãn hiệu (brand) và thương hiệu (trade mark)?
a- Biểu tượng là một giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức này, con người dùng một đối tượng (hình ảnh) này để thay thế (tượng trưng) cho một vật (hay hiện tượng) khác phức tạp hơn.
Dọc theo lịch sử văn minh nhân loại, con người luôn tìm hiểu & lý giải về thế giới xung quanh. Trong quá trình ấy, có những vấn đề rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó, con người đã sáng tạo việc dùng 1 hình ảnh này để thay thế cho 1 vật hay hiện tượng khác, theo hướng đơn giản, dễ hiểu & gần gũi hơn.
Ví dụ: “Hình ảnh trái tim” thay thế cho “Tình yêu của con người”, “Hình ảnh chim bồ câu” tượng trưng cho “Hòa bình nhân loại”, “Hình ảnh con rắn” để chỉ những người xấu xa, độc ác….
Một số tính chất tiêu biểu của việc dùng biểu tượng trong nhận thức của con người
- Tính đơn giản, gần gũi của biểu tượng: Đây là tính chất nổi bật & tiêu biểu nhất của biểu tượng. Biểu tượng được thay thế luôn luôn dễ hiểu do sự đơn giản & gần gũi trong đời sống sinh hoạt hoặc lao động hàng ngày của con người.
- Tính phổ biến của việc dùng biểu tượng: Hiện tượng dùng biểu tượng thay thế diễn ra phổ biến ở tất cả các nền văn hóa, văn minh trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về hiện tượng dùng biểu tượng trên thế giới.
- Tính tương đối của việc dùng biểu tượng: Mỗi nền văn hóa, tôn giáo hoặc truyền thống dân tộc khác nhau, có thể có cách dùng (hay hiểu) về 1 biểu tượng không thống nhất nhau. Mặt khác, dần theo thời gian, biểu tượng cũng có thể bị thay đổi phù hợp hơn với sự tiến bộ (hoặc thay đổi) của nền văn minh nhân loại.
b- Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau
- Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.
Nhãn hiệu hàng hoá bao gồm:
- Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu
- Hình vẽ, ảnh chụp
- Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Yêu cầu:
- Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
- Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
- Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.
c- Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…
Yếu tố cấu thành:
- Phần đọc được:
Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M…), tên sản phẩm (555, Coca Cola), câu khẩu hiệu (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các yếu tố phát âm khác.
- Phần không đọc được:
Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty. Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lược marketing trực tiếp và Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.
Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
Tạp chí Business Week kết hợp với hãng Interbrand phân tích, tổng hợp dữ liệu căn cứ vào doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp, đánh giá của các khách hàng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và có cơ sở dữ liệu marketing, tài chính công khai, đưa ra danh sách 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới năm 2007, trong đó nổi bật có 10 thương hiệu hàng đầu, bao gồm: Coca Cola, Microsoft, IBM, GE, Nokia, Toyota, McDonald’s, Disney, Mercedes-Benz.
3. Các đặc trưng cơ bản của Logo?
Yêu cầu
Theo Al Ries và Laura Ries (1998), Alycia Perry (2003), cũng như một số chuyên gia thương hiệu khác thì logo của thương hiệu thường phải đảm bảo một số yêu cầu.
- Khác biệt: có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân biệt. Đây là chức năng quan trọng của logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản phẩm với thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh. Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều. Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ.
- Đơn giản, dễ nhớ: tạo khả năng dễ chấp nhận, dễ suy diễn. Trong vài chục giây quan sát, người xem có thể hình dung lại đường nét biểu trưng trong trí nhớ. Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng được khuếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng, logo của thương hiệu sẽ không được khách hàng biết đến nếu nó phức tạp và khó nhớ, dù là bằng tên gọi, ký hiệu hay chữ viết. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều sử dụng những dấu hiệu thương hiệu rất đơn giản. Kodak sử dụng chữ K được viết cách điệu, McDonald sử dụng chữ M hình cánh cổng màu vàng, Nike sử dụng nét phết, IBM sử dụng tên thượng hiệu viết cách điệu. Hầu như những dấu hiệu thương hiệu này chỉ sử dụng 1 hoặc 2 màu cơ bản như màu vàng của Kodak, McDonanld, màu xanh da trời của IBM, hay màu đỏ của Coca Cola.
- Dễ thích nghi: có khả năng thích nghi trong các thị trường thuộc khu vực khác nhau, các nền văn hoá hay ngôn ngữ khác nhau. Trên thực tế, khách hàng ở các nước khác nhau, có nền văn hoá khác nhau và ngôn ngữ khác nhau thường có cách hiểu khác nhau đối với các hình ảnh hay ký hiệu. Do đó các biểu trưng thương mại quốc tế ít dùng hình ảnh mang ý nghĩa sẵn có theo một nền văn hoá hay ngôn ngữ nào mà sử dụng những hình ảnh mới rồi gắn chúng với các liên tưởng về sản phẩm.
- Có ý nghĩa: biểu thị được những nét đặc trưng cho sản phẩm hay các chủ đề liên quan. Thực tế là những logo có ý nghĩa tự thân về sản phẩm lại thường không tạo nên cảm giác khác biệt. Hơn nữa, sản phẩm ngày nay thường quá phức tạp khiến tên gọi hay hình ảnh có ý nghĩa thì lại khó khác biệt, dễ nhớ và đảm bảo tính tượng trưng. Cho nên trong thực tế tính ý nghĩa này thường được tạo ra qua các liên tưởng về thương hiệu hơn là tự thân thương hiệu.
Hình dáng
Một số nhà thiết kế biểu trưng coi trọng hình dạng giản dị, dễ đọc vì biểu trưng phức tạp thường khó nhận biết.
Có thể kết hợp ký hiệu với tên thương hiệu. Khá nhiều doanh nghiệp chọn một ký hiệu đặc thù kết hợp với tên thương hiệu để tạo thành logo. Khi thương hiệu đã trở nên nổi tiếng, ký hiệu có thể đứng độc lập để tạo nên sự nhận biết về thương hiệu. Tuy nhiên, những tác giả như Al Ries và Laura Ries (1998) và Alycia Perry (2003) cho rằng ký hiệu thường chỉ có tác dụng khi nó đi cùng tên thương hiệu trong logo. Những thương hiệu mà bản thân ký hiệu có thể đứng một mình đại diện cho thương hiệu như Nike hoặc Mercedes là rất hiếm và thường chỉ có ở những thương hiệu xuất hiện từ rất sớm, khi số lượng trên thị trường là rất nhỏ.
Cách khác để tạo ra ấn tượng là dùng kiểu chữ đặc thù của tên thương hiệu. Đây là hình thức cách điệu tên thương hiệu bằng cách sử dụng kiểu chữ đặc thù bao gồm việc sử dụng phông chữ, chữ hoa – chữ thường, thay đổi độ đậm nhạt hoặc cách viết cách điệu. Khi thiết kế logo theo cách này, doanh nghiệp có thể sử dụng thiết kế đặc thù của tên thương hiệu đầy đủ hoặc viết tắt.
Màu sắc
Màu sắc cũng có xu hướng đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ. Các nhà thiết kế có thể ưu tiên vẽ màu trắng và đen trước khi tô màu. Một vài ví dụ diễn giải màu sắc:
· đen: trang trọng, đặc biệt, mạnh mẽ, quyền lực, tinh tế, truyền thống.
· xanh dương: uy quyền, đỉnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, truyền thống, ổn định, trung thành.
· nâu/vàng: cổ điển, lợi ích, trần tục, giàu sang, truyền thống, bảo thủ.
· xám/bạc: ảm đạm, quyền lực, thực tế, tâm linh, tin tưởng.
· xanh lá cây: yên tĩnh, lành mạnh, khoẻ khoắn, ổn định, thèm muốn.
· hồng: nữ tín, ngây thơ, dịu dàng, khoẻ mạnh, trẻ trung.
· tím: tinh tế, tâm lý, giàu sang, hoàng tộc, trẻ trung, bí ẩn.
· đỏ: hung hăng, mạnh mẽ, bền bỉ, đầy sức sống, kinh sợ,
· cam: là màu phối hợp giữa màu đỏ và vàng, chỉ điềm lành được hưởng cuộc sống yên vui, nhiều quyền hành.
Người thiết kế logo có thể chọn màu sắc tương hợp, tương sinh với triết lý âm dương, ngũ hành…
4. Những lợi ích của việc thiết kế logo?
Trong hoạt động quảng bá, Logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu.
Một Công ty, một tổ chức có một logo đẹp, ấn tượng sẽ là tiền đề để lưu giữ uy tín của mình trong cộng đồng.
Logo chính là ấn tượng bên ngoài đại diện cho thương hiệu của bạn, nó làm cho người có tiền tìm đến bạn, nhớ đến bạn và nhận rõ bạn trong hàng triệu những công ty kinh doanh khác.
Trong khi logo không phải là thương hiệu thì việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của nó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Một logo tuyệt vời có thể mang đến cho bạn một sức mạnh không tưởng và đóng góp trực tiếp vào doanh thu. Mặt khác, một logo tệ hại rất có thể là “nụ hôn của thần chết”.
5. Bắt đầu thiết kế logo như thế nào?
a-Ưu tiên trắng và đen
Logo ấn tượng được thiết kế chủ yếu màu trắng và đen sau đó là màu sắc. Vì vậy, chỉ nên xét logo bởi 2 màu trắng và đen trước tiên rồi mới đến màu. Bởi cách đánh giá đó mà màu trắng và đen là kiểu đầu tiên mà bạn có thể sáng tác nhiều kiểu dáng và dễ đọc của logo. Một mẫu đẹp chủ yếu là trắng và đen. Với 2 màu đó thì không có gì tồi tệ cả. Những nhà thiết kế lười biếng biết rằng có thể ngụy trang bản thảo xấu bằng màu sắc. Logo không nên tin tưởng vào những màu sắc hấp dẫn mà sự khéo léo hay độc nhất vô nhị sẽ được nhận thấy.
b-Tiếp đến là hình dạng và phong cách
Logo được nhận diện đầu tiên bởi hình dạng rồi đến màu sắc. Những logo đẹp thì đơn giản, chúng phải được nhận ra nhanh chóng giữa biển logo được thấy mỗi ngày. Hình dạng logo phải giản dị, dễ đọc và nhạy cảm. Đôi khi logo cũng là tên của một tập đoàn trên nền chữ đã lựa chọn. Đương nhiên, tất cả những từ đó chỉ là hình dáng chữ mà thôi.
Logo cũng giống vậy. Những thiết kế rất đơn giản, độc nhất vô nhị thì có hiệu quả nhất nhưng rất khó thiết kế. Mục đích của logo là để người ta nhớ đến nó, giống như từ, càng đơn giản càng tốt.
Ngoài ra, có những ngoại lệ đơn giản trong việc thiết kế logo. Một logo phức tạp nhưng đẹp thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng. Nên nhớ rằng chúng ta nhận biết logo bởi hình dáng rồi mới đến màu sắc vì vậy, khi bạn muốn thiết kế logo phức tạp thì hình dáng logo vẫn phải dễ dàng nhận ra bởi cái nhìn thoáng qua.http://bravolaw.vn

Nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng


nop-ho-so-thanh-lap-cong-ty-qua-mang-image-2550Theo Kế hoạch số 39/KH-UBND về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước TP Hà Nội năm 2012, Hà Nội sẽ hoàn thành việc mở rộng Cổng thông tin điện tử, đảm bảo 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2, một số dịch vụ cơ bản đạt mức độ 3; 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã ứng dụng phần mềm 1 cửa và tích hợp với cổng thông tin điện tử của các đơn vị, 20% số xã, phường, thị trấn triển khai ứng dụng một cửa điện tử; 40% hồ sơ kê khai thuế, 20% hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thành lập công ty,, 20% hồ sơ giấy phép lái xe của công dân, doanh nghiệp được nộp qua mạng…

TP Hà Nội vừa đặt ra chỉ tiêu, trong năm, 40% hồ sơ kê khai thuế, 20% hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, 20% hồ sơ giấy phép lái xe của công dân, doanh nghiệp được nộp qua mạng…

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định.
  2. Dự thảo điều lệ của công ty
  3. Danh sách cổ đông sáng lập ra và các giấy tờ kèm theo có lien quan đến:
    a)    Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…. photo công chứng không quá ba tháng.
    b)    Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền, các giấy tờ liên quan khác.
  4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với những công ty kinh doanh những ngành nghê mà đòi hỏi phải có vốn pháp định.
  5. Khi thành lập một công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật hoặc người có liên quan buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi  phải có chứng chỉ hành nghề.
    Mọi hồ sơ thủ tục khi thành lập công ty cổ phần, thành lập mới  cho công ty cổ phần phải đúng hồ sơ thủ tục theo quy định của nhà nước quy định.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu 50% sở, ngành, quận, huyện hoàn thành xây dựng “Cơ quan điện tử”. Đối với ứng dụng CNTT, đảm bảo 30% các cuộc họp của UBND TP, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã áp dụng họp trực tuyến trên môi trường mạng; 100% văn bản chỉ đạo của UBND TP, 60% của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và 20% của xã, phường, thị trấn được giao dịch trên môi trường mạng…
Về nhiệm vụ, trong năm 2012, TP Hà Nội sẽ tập trung xây dựng quy hoạch phát triển CNTT và kiến trúc chính phủ điện tử TP; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật dùng chung và nội bộ của các cơ quan; triển khai các phần mềm ứng dụng đảm bảo đồng bộ, hiện đại; phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng như kinh tế – xã hội, quy hoạch kiến trúc, tài nguyên môi trường, quản lý đất và xây dựng phát triển đô thị trên nền GIS cấp quận, huyện, xã, phường; quản lý lao động, việc làm và cơ sở dữ liệu dân cư, dữ liệu cán bộ công chức, viên chức toàn TP

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ
 Hotline: 0934.414.838 - 0947.041.376

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Trước hết, công ty Bravolaw xin cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của công ty chúng tôi. Để giúp quý vị có thể hiểu hơn về quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ , dưới đây là quy trình nộp đơn và tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam. Xin gửi tới quý vị bản chi tiết công việc như sau:


BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI BRAVOLAW
Bạn nên cung cấp cho chúng tôi đầy đủ thông tin như:
Lô gô định bảo hộ;
Dấu hiệu định bảo hộ;
Slogan định bảo hộ;
Màu sắc hay hình ảnh và bố cục;
Bản mô tả nhỏ về ý tưởng khi thiết kế logo hay dấu hiệu nhận biết đó;
Bản đen trắng nếu có;
Bộ nhận diện mẫu (Nếu có);
Đối tượng cần đăng ký và sẽ được tư vấn khả năng bảo hộ rộng nhất với các trường hợp và phù hợp tình hình tài chính của quý doanh nghiệp;
Các thông tin trên càng đầy đủ thì chúng ta càng dễ bắt đầu một công việc thuận lợi nhất mà hai bên hợp tác cùng nhau.
THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
Tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn;
Bản mô tả nhãn hiệu: ý nghĩa, màu sắc. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ thuộc ngôn ngữ khác, cần cung cấp phần dịch và phiên âm của các chữ đó;
Danh mục hàng hoá/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu này hoặc phân nhóm hàng hoá/dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế (nếu biết);
Quốc gia, số đơn và ngày nộp đơn của đơn ở nước ngoài (nếu xin hưởng quyền ưu tiên).
15 Mẫu nhãn hiệu (kích thước không dưới 15mm x 15mm và không quá 80mm x 80mm) hoặc gửi file ảnh nhãn hiệu cho chúng tôi;
Bản sao có xác nhận các tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên và bản dịch tiếng anh của tài liệu đó (nếu xin hưởng quyền ưu tiên);
NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA BRAVOLAW SẼ THỰC HIỆN KHI NHẬN ỦY QUYỀN:
Tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về nhãn hiệu;
Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ của pháp luật;
Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hoá
Soạn thảo hồ sơ tư vấn, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Hàng hoá
Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Nhận thông báo trả lời thẩm định hình thức hồ sơ.
Giải quyết các phát sinh trong quá trình xét nghiệm hình thức;(1- 3 tháng)
Giải quyết phát sinh trong quá trình xét nghiệm nội dung.(6-9 tháng)
Đại diện khiếu nại đơn khi bị từ chối
Kết hợp cùng chủ đơn nhận văn bằng bảo hộ và những tài liệu liên quan.
LƯU Ý VỀ NHÃN HIỆU KHI ĐƯỢC CẤP
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp;
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm;
Văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu không được sử dụng trong 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý để gia hạn văn bằng;
Lưu ý liên hệ với chúng tôi khi bị vi phạm hoặc xâm phạm đến nhãn hiệu đã được bảo hộ;
Lưu ý về việc quản lý áp dụng nhãn hiệu và các yếu tố khác như : Tiêu chuẩn sản phầm, chất lượng….. trong quá trình sử dụng;


Xem thêm:
đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá
đăng ký bảo hộ thương hiệu
nhãn hiệu hàng hoá
dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Dịch vụ đăng ky nhãn hiệu hàng hóa

Dịch vụ đăng ky nhãn hiệu hàng hóa
Công ty Luật Bravolaw với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, cam kết sẽ đem đến cho Qúy khách hàng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
1. Thủ tục
a. Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng.
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng
bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
b. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
c. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức: 01- 02 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 06- 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
2. Công việc của Bravolaw thực hiện
- Đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
- Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
- Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
- Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
- Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
- Theo dõi , khiếu nại và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo ủy quyền
Nếu quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi. Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là gì?
Chúng ta có thể đều đã nghe nói tới những hợp đồng nhượng quyền có giá trị hàng tỉ đô la. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhượng quyền thương mại là gì?
Một nhượng quyền thương mại là một sự thỏa thuận hay cấp phép giữa hai tổ chức pháp lý độc lập trong đó cho phép :
- Bên nhận quyền có quyền tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ sử dụng phương pháp hoạt động của bên giao quyền.
- Bên nhận quyền có trách nhiệm phải trả cho bên giao quyền các khoản phí cho các quyền lợi này.
- Bên giao quyền có trách nhiệm phải cung cấp các quyền lợi và trợ giúp cho bên nhận quyền.
Bên giao quyền: 1. Sở hữu thương hiệu 2. Cung cấp các trợ giúp: đôi khi là tài chính, quảng cáo, tiếp thị và đào tạo. 3. Nhận các phí.
Bên nhận quyền: 1. Được phép sử dụng thương hiệu. 2. Mở rộng kinh doanh với sự trợ giúp của bên giao quyền. 3. Trả phí.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Thương mại năm 2005.
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
2. Cơ quan thụ lý
Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:
a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1;
b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).
d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)
4.Thời gian thụ lý hồ sơ.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
- Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
5. Biểu phí luật sư;
Mức phí luật sư được tính toán dựa trên sự phức tạp của yêu cầu công việc và khối lượng công việc thực tế. Phí luật sư sẽ được thông báo sau khi đã làm rõ yêu cầu của bên cần tư vấn.