Ngày nay,
onpage SEO đã
được quan tâm đến nhiều hơn và với
onpage SEO cũng có thể đẩy thứ hạng
kết quả của bạn lên vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm của
Google.
Nhưng thay đổi đáng kể chính là cách chúng ta nhận thức và làm
onpage
SEO.
Hầu hết những ai
làm SEO đều nghĩ tối ưu onpage đầy những thứ rất kĩ
thuật, như thẻ meta, URL hợp chuẩn, thẻ alt, mưu mẹo, thẻ tiêu đề phải
giới hạn trong bao nhiêu kí tự …
Đây là những gì căn bản khi
làm SEO
và đến giờ phải nói chúng khá là kinh điển. Lẽ dĩ nhiên chúng vẫn tiếp
tục góp mặt trong danh sách những việc cần làm khi
làm onpage SEO, nhưng
ta đều thấy rằng bức tranh tổng thể của
SEO đã thay đổi rất nhiều, dù
rằng vẫn còn đó những tiền đề cơ bản. Vì sự thay đổi đó mà cách chúng ta
nhận thức về
onpage SEO cũng cần có sự điều chỉnh theo. Và đây chính là
những gì ta quan tâm trong bài viết này.
Onpage SEO: những điều cơ bản
Vì sao website của tôi cần được tối ưu hóa? Nếu website của bạn không
được tối ưu hóa đúng cách thì mọi nỗ lực
làm SEO khác (offpage SEO như xây dựng liên kết, content marketing, social media)
có thể sẽ không sinh ra kết quả như mong muốn. Nói thế không có nghĩa
chúng sẽ vô ích hoàn toàn nhưng hơn phân nữa công sức thì có thể là
dã tràng xe cát.
Không có cuốn sách nào dạy rằng: hãy làm X, Y, Z để tối ưu hóa onpage
và thứ hạng của bạn sẽ lên được vị trí A, B hoặc C. Tối ưu hóa onpage
phải là kiểm tra, phân tích và lỗi. Bạn học được nhiều về tối ưu hóa
onpage dựa trên khám phá ra điều gì không hiệu quả, không có tác dụng
hơn là có hiệu quả.
Nhưng trên hết mọi điều cần nhớ chính là: nếu không quan tâm đến
onpage SEO, bạn sẽ đối mặt với thất bại hoặc tụt lại phía sau: về thứ
hạng, về chuyển đổi và về hiệu quả đầu tư (ROI).
Vì sao lại là onpage SEO?
Trước tiên chúng ta cùng trả lời câu hỏi này: tại sao lại là
onpage
SEO? Xét cho cùng, đã có rất nhiều tài liệu nói về đề tài này. Nhiều
chuyên gia đã có những bài viết rất hay về nó.
Thay đổi trong demography của thuật toán của bộ máy tìm kiếm đã làm
thay đổi những yếu tố chúng ta chọn để
làm SEO. Bạn không thể chỉ nghĩ
tới từ khóa và inbound links. Tương tự, bạn cũng không thể chỉ nghĩ tới
các thẻ meta, thẻ tiêu đề và thẻ alt.
Onpage SEO không chỉ là vấn đề code cho website như thế nào. Mà còn
xét đến cốt lõi website đó ra sao (nghĩa là nhìn từ khía cạnh của robot)
và sự thích ứng trên các kích cỡ màn hình khác nhau. Đó là thời gian
tải website và độ uy tín. Và với phương hướng Google nhắm đến trong năm
2013 và xa hơn nữa đó là các yếu tố
onpage và
off-page phải hòa hợp, cân
bằng với nhau một cách tự nhiên, rõ ràng. Đó là lí do vì sao ta cần cân
nhắc lại về
onpage SEO cách kĩ lưỡng hơn.
1. Meta tag chỉ là khởi đầu
Các thẻ meta đã được biết và dùng từ khi mới xuất hiện. Thẻ meta “Từ
khóa” đã không còn ý nghĩa trong SEO, nhưng độ nóng vẫn còn lan tỏa
trong các cuộc thảo luận liên quan đến sử dụng thẻ meta description,
nhìn từ quan điểm của SEO.
Không chỉ là yếu tố xếp hạng trong SEO, thẻ meta description còn tác
động đến hình thái mà website được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.Một
thẻ meta description tốt có thể giúp kết quả của bạn được click vào
trước cả kết quả đứng trên bạn. Các thành phần khác như từ khóa, vị trí
địa lí (nếu có) vẫn có thể được sử dụng, nhưng trên hết vẫn là tập trung
làm thế nào để hấp dẫn người dùng click vào.
2. Liên kết chuẩn, liên kết trùng lặp, liên kết bị lỗi …
Các con bọ của Google đang dẫn thông minh hơn, chúng đánh dấu những liên kết bị lỗi và những trang trùng lặp
còn nhanh hơn tốc độ đạn bắn ra. Đây chính là lí do vì sao liên kết
chuẩn tắc (và các code tương ứng với chúng) trở nên rất quan trọng là
vậy.
Liên kết bị lỗi và trùng lặp không chỉ là anti-SEO, mà còn là
anti-user (không thân thiện với người dùng). Hãy nghĩ tới phản ứng đầu
tiên của bạn khi click vào một liên kết mà mở ra một trang lỗi.
3. Thân thiện với robot
Nội dung thể hiện bằng chữ vẫn là thành phần quan trọng nhất trên
website cho đến ngày nay. Mặc dù có những từ khóa Google xếp hạng một
vài video và media khác cao hơn, nhưng website có giàu nội dung
và được được định dạng tốt vẫn thống trị bảng xếp hạng.
Để xem website trong như thế nào trong mắt các con bọ, bạn có thể tắt
tạm thời javascript và không hiển thị hình ảnh (trong phần tùy chỉnh
của trình duyệt) và nhìn vào kết quả.
Cách này không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng khá tương đối giống
với cách con bọ nhìn vào website. Bạn thử kiểm tra các mục sau:
- Logo có phần chữ hiển thị?
- Thành phần điều hướng có ổn không? Có gặp lỗi ở chỗ nào?
- Nội dung chính trên website vẫn hiển thị đúng sau khi có sự chuyển hướng?
- Có thành phần ẩn nào hiển thị ra sau khi Javascript đã được tắt?
- Phần nội dung (content) vẫn giữ đúng định dạng?
- Các thành phần khác của trang (quảng cáo, ảnh banner, form đăng kí, các liên kết…) có hiện thị sau phần nội dung chính?
Ý tưởng cơ bản là đảm bảo phần nội dung chính (phần bạn muốn Google
lưu ý) với tiêu đề và description phù hợp hiển thị càng nhanh càng tốt.
4. Thời gian trung bình tải trang và kích thước trang web
Google lâu nay đã chú ý đến thời gian tải trang trung bình và được
đưa vào trong thuật toán xếp hạng như một đối trọng ảnh hưởng đến vị trí
website trong SERP. Điều này có nghĩa wbsite bạn có nội dung tốt nhưng
nếu trang tải chậm thì Google sẽ cẩn trọng xếp hạng bạn cao hơn những
website khác vốn tải nhanh hơn nhưng có nội dung không tốt.
Google nhắm đến làm thỏa mãn người dùng. Họ muốn mang đến những kết
quả phù hợp và thân thiện với người dùng. Nếu website có quá nhiều
snippet chạy javascript, widget và các thành phần khác làm tốn thời gian
tải trang web thì hẳn không thể mong có được thứ hạng cao với Google.
5. Tối ưu cho Thiết bị di động, responsive design
Đây là một trong những chủ đề “hot” nhất được nói đến trong thế giới
online marketing ngày nay. Từ quảng cáo trên mobile, tìm kiếm cục bộ đến
xu hướng thị trường trong tiêu thụ máy tính bảng/máy tính để bàn, cho
thấy rõ xu hướng tối ưu website cho thiết bị di động chính là làn sóng
của tương lai.
Vậy đâu là giải pháp cho thiết kế website cho mobile/responsive
design? Responsive trong truy vấn media trong tập tin CSS hay có một tên
miền hoàn toàn mới, như “m.domain.com”? Thường tùy chọn với tập tin CSS
sẽ được chọn vì vẫn giữ được mọi thứ trong cùng tên miền (không bị
trùng lặp nội dung, link juice…) do đó các công việc khác cũng dễ dàng
hơn.
6. Uy tín và AuthorRank
Thẻ meta-author ngày nay có cơ hội sống lại khi Google giới thiệu
AuthorRank. Tuy nhiên, để tận dụng sức mạnh mới đòi hỏi mọi chuyện có
phức tạp đôi chút hơn trước. Bạn sẽ bật rich snippet trên website, điền
đầy đủ thông tin vào hồ sơ Google+ và liên kết chúng với blog/website
của công ti. AuthorRank là một số liệu quan trọng và dễ thấy, có ảnh
hưởng đến page rank và là một trong những chiến thuật
onpage SEO cần
phải có cho doanh nghiệp. Nó không những cải thiện được thứ hạng mà còn
cả tỉ lệ click trong trang kết quả tìm kiếm.
7. Thiết kế không nên là điều cuối cùng cần làm trong danh sách
Hài hước khi điều này lại được viết cuối cùng bởi có nhiều người chỉ
nhớ điều cuối cùng họ đọc được trong một bài viết. Những người làm SEO
bảo thủ rất thường bỏ qua tầm quan trọng của thiết kế.
Tính thẩm mĩ và dễ đọc phải xuất phát trực tiếp từ trong thiết kế của
một website. Google có thể nhận ra những gì “above the fold” có trên
website, và Google cũng khuyến khích nên đặt nội dung nội dung lên phần
trên của website để người đọc có thể thấy được thông tin trước mà không
phải là quảng cáo.
Onpage SEO
không chỉ là code và URL chuẩn tắc mà còn là sự kết nối giữa website với
người dùng và robot. Đó còn là cách bạn làm cho website dễ truy cập và
dễ đọc mà vẫn đầy đủ thông tin cho bộ máy tìm kiếm.
Lược dịch từ Marketing Technology Blog