4 Ứng xử thông minh để được hạnh phúc
Ứng xử là phản ứng của chúng ta đối với con
người, cuộc đời, tình huống, sự kiện. Hầu như hàng ngày ta đều có vài
chục ứng xử đối với những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Ứng xử thông
minh ít khi được chúng ta sử dụng để trở thành chiếc chìa khóa tháo mở,
mở khổ niềm đau, sướng duyên, thử thách và các bất hạnh nói chung.
Ứng xử thông minh hiểu như là phản ứng mà phần lớn nó rơi vào các tình
huống mà hầu như ta không hề có sư lựa chọn cho chính mình. Và trong một
hoàn cảnh quá ít sự lựa chọn, ứng xử thông minh sẽ giúp cho chúng ta
thoát ra khỏi các bế tắc. Ở đây nó vượt lên trên các mẹo vặt, tứ khôn,
mưu ma, chước quỷ. Các ửng xử này sẽ làm chúng ta trở nên thông thái
hơn. Do vậy sẽ sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc hơn. |
Ứng xử 1: Bất cứ người nào ta gặp trong đời cũng là người ta thật sự cần gặp.
Đó là 1 loại quan niệm nhằm giúp cho mình giải tỏa những nỗi khổ niềm đau có thể xuất hiện với người A, B, C trong đời.
Nhiều người vợ than vãn rằng từ khi lập gia đình, sống chung với người
chồng vô trách nhiệm, hoặc người chồng trẻ con, người chồng ăn chơi,
người chồng thiếu chung thủy, cuộc đời trở nên đi xuống với nhiều bất
hạnh khác nhau. Khi mình nghĩ chồng là nợ và các cảnh huống đó là dịp để
trả nợ thì ý nghĩ tiêu cực này làm cho chúng ta trở nên mệt mỏi căng
thẳng hơn. Thay đổi nhận thức tiêu cực đó thành một hướng ứng xử tích
cực những người ta gặp đều là những người cần gặp trong cuộc đời . Ít
nhất ta học được một cái gì đó như một bài học và bài học đó có thể là
rất đắt giá, trả luôn cả cuộc đời với biết bao nhiêu nỗi khổ niềm đau để
chúng ta có được một đúc kết cho chính mình. Sau này này chia sẻ bài
học đó cho những người thân thương.
Sống chung với những người không mang lại cho ta được hạnh phúc ta vẫn
có thể xoay sở và biến nó trở thành một cái gì đó có giá trị. Cho nên
tất cả mọi người ta gặp trong đời bao gồm vợ, chồng, con cái, anh chị
em, bà con, làng xóm, bằng hữu, các đối tác, những người làm việc trực
tiếp hay gián tiếp không phải là một sự tình cờ. Tất cả đều có NHÂN và
DUYÊN.
Đức Phật xác định trong phần lớn các kinh, NHÂN – DUYÊN do chúng ta tạo
ra ở kiếp này khác với các quan điểm dân gian rằng là việc nên vợ chồng
và người thân của nhau là NHÂN – DUYÊN của kiếp trước. TÍnh cách vợ
chồng là NHÂN – DUYÊN của kiếp trước phần lớn chỉ khoảng 5% thôi. Đại đa
số là do chúng ta sử dụng tự do ý chí, quyết định thông qua quá trình
tìm hiểu hoặc do sự sắp đặt của người thân rồi chúng ta tìm hiểu, từ đó
dẫn đến những thiết chế hôn nhân làm vợ chồng của nhau.
Đổ lỗi cuộc tình cho quá khứ, bao gồm những kiếp trước, chúng ta sẽ
không nỗ lực phân tích những khúc mắc trở ngại, bế tắc, khổ đau vốn có
thể có ở hiện tại. Do vậy chúng ta chỉ có thể an ủi được một phần nào và
do vậy tiếp tục sống với nỗi khổ niềm đau đang có.
Thường có cuộc hôn nhân tiền định. Gặp nhau lần đầu tiên là phát khởi
trái tim yêu thương liền. Đến với nhau cho đến răng long tóc bạc vẫn
chung thủy một vợ một chồng. Suốt mấy mươi năm dài đằng đẵng đó hai bên
dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau, mang lại cho nhau được hạnh phúc. Và trước
khi đối diện với cái chết người đi trước vẫn tha thiết một lòng chờ đợi
người còn lại ở kiếp bên kia. Người ra đi sau cũng với nguyện vọng đó,
nêu quyết tâm gặp lại người mà mình thương lý tưởng và được hạnh phúc.
Khi sinh ra họ có cơ hội là vợ chồng của nhau thêm 1 lần nữa.
Các cặp hôn nhân so le, vợ gần trăm tuổi mà chồng chỉ mới hơn ba mươi.
Vợ không đẹp, không giàu, không sang trọng, không quý phái, mà chồng vẫn
chung tình là một trong những điển hình về hôn nhân tiền định. Có thể
chồng chết trước và mang nguyện ước chờ đợi. Vợ tức người còn sống, lại
chờ đợi, khi gặp nhau ở hình thức tái sanh thứ 2, họ lại nên duyên vợ
chồng.
Các tình huống còn lại đều là do NHÂN – DUYÊN ở kiếp này. Hôn nhân tiền định đều là những hôn nhân hạnh phúc lý tưởng.
Đạo phật gọi việc biết được con người là tri nhân, đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp cho chúng ta xác định được hạnh phúc, lý tưởng và
khuynh hướng sống trong cuộc đời. Và dưới tầm nhìn này ta nên quan niệm
rằng mỗi người ta gặp trong cuộc đời đại diện cho một cái gì đó và do
vậy ta học được ở họ một bài học gì đó nhất định. Có thể là một bài học
cay đắng, có thể là một bài học ngọt ngào, có thể là một kinh nghiệm khó
quên. Có thể là một giá trị sự sống và cũng có thể là bài học nghìn
vàng.
Cho nên không có gì là vô bổ. Không có ai
là vô dụng. Không có người thân nào trong cuộc đời chúng ta mà ta không
học được một cái gì đó. Nhờ nhìn hướng tích cực, ta quên đi
các cái gai trên cây hoa hồng và hướng tầm mắt mình về các khoa học. Ở
việc không có gai, hoa hồng không còn là hoa hồng nữa. Trâu đầu, nhắm
mắt, bận tâm hướng về các cây gai, thân gai, lá gai, sống gai ta không
thể nào thưởng thức các giá trị tích cực khác của hoa hồng.
Thay đổi cái nhìn chút xíu lòng cảm thấy hân hoan hạnh phúc. Và tối
thiểu khi phải sống chung với những người nghiệp nhiều, ta nỗ lực giúp
cho họ vượt qua nỗi khổ niềm đau nhưng họ cóc cần đến hoặc làm vạ, hoặc
ăn bám, hoặc lợi dụng, hoặc phá của. Và mình làm hết các bổn phận của
mình rồi nhưng vẫn không thoát khỏi những nạn lẩn quẩn và khổ đau đó thì
lúc đó nên quan niệm rằng:
Tôi sanh ra đời này
để làm những việc khó làm.Tôi đang làm hạnh nguyện Bồ Tát, đi trên
đường Bồ Tát, trải nghiệm lòng tử tế và từ bi của bồ tát để giúp đỡ cho
các chúng sinh cần đến lòng tư bi này. Quan điểm đó sẽ giúp cho chúng ta vượt qua nỗi khổ về những cảnh huống mà hầu như mình không có sự lựa chọn khác.
Thay đổi từ cái nhìn tiêu cực sang tích cực ta đã giải phóng nỗi khổ
niềm đau một phần, phần còn lại là nỗ lực có phương pháp hơn, có trí tuệ
hơn để nắm được sự thay đổi vận mệnh của người thân trong tầm tay.
Dù sao đi nữa, bất kỳ một tình huống nào ta gặp phải trong đời ta cũng
phải tìm ra một bài học tích cực để vượt qua. Lúc đó đừng có nói tôi
nguyện đời đời kiếp kiếp không lấy chồng nữa. Như vậy thà làm thầy tu
có động cơ, có lý tưởng, có phát tâm, có từ bi,có tuệ giác, có dấn thân,
ta vượt qua sự đơn độc nhưng không cô đơn để làm việc khó làm.
Ứng xử 2: Bất cứ điều gì xẩy ra trong đời thì đó chính là điều cần phải xẩy ra
Đây là quan niệm để chúng ta không phải rơi vào trạng thái tiếc nuối. Tự
hành hạ cảm xúc của mình, tự dầy vò lương tâm mình, tự trách cứ mình,
quy đổi trách nhiệm cho người khác. Theo phật giáo, chuyện nào nó đã xẩy
ra đều có nhân, có duyên, các tác động thuận, tác động nghịch và nó dẫn
đến các kết quả như thế. Kinh diệu pháp liên hoa sử dụng thuật ngữ 10
như vậy: nhân như vậy, duyên như vậy, tác động như vậy, tình huống như
vậy, nỗ lực như vậy, thì phải dẫn đến bổn mặt như vậy, muốn hất đi cũng
không được.
Lối nhìn nhân duyên này sẽ giúp cho chúng ta giải phóng được các ngộ
nhận về số phận an bài, về sự sắp xếp của thượng đế một cách thần linh
về cái vận mệnh không thể được đổi thay. Các ngộ nhận đó vẫy tay chào
sớm dường nào chúng ta có cơ hội tiếp xúc với những thay đổi và hạnh
phúc cuộc đời mình chừng ấy. Chữ NHÂN – DUYÊN theo đức phật dậy giúp
chúng ta tùy thuận nhưng không đánh mất chính mình. Khác hoàn toàn với
cuốn theo chiều gió, hay là ta lệ thuộc cho số phận mình cho cái gì đó
đã được an bài.
Đạo phật có học thuyết Tùy duyên theo nghĩa tích cực, có nghĩa mình tùy
thuận vào duyên thuận để phát triển tạo hạnh phúc, thành công, sự nghiệp
và đóng góp. Trong môi trường nghịch không chán nản, không đổ lỗi,
không than vãn, không đào tẩu, không phớt lờ mà hãy nỗ lực tìm con đương
tốt nhất để thoát lên một cách an toàn. Đó là sống tùy thuận nhân duyên
và biến các nhân duyên tiêu cực thành một lợi thế để phát triển chính
mình.
Hoa sen tận dụng nghịch cảnh buồn nhơ, nước đọng tanh hôi thường khó có
thể sử dụng cho mục đích dân sự, mục đích xã hội. Hoa sen tồn tại trong
đó lại tạo ra hương, nhụy, cánh, hạt đặc sắc hơn các loài hoa còn lại.
Giá trị của hoa sen về kinh tế, về mỹ thuật, về văn hóa, về đạo đức, về
tâm linh không có loài hoa nào đặc sắc hơn được. Bộ Văn hóa – Thể thao
của Việt Nam trong suốt năm 2011 vận động với một cái thang điểm chấm
13, hoa sen đạt được 11 yêu cầu và đã chính thức được công bố là quốc
hoa của Việt Nam.
Theo phật giáo
không quan trọng chúng ta sống dài hay sống ngắn (sống thọ hay chết yểu) mà là sống như thế nào.
Các dữ liệu của cuộc sống bao gồm Khổ đau - Hạnh phúc, Thuận – Nghịch,
Thị -Phi, Thăng - Trầm hầu như chúng ta phải sống chung với, sống hòa
hợp với, sống không tách rời khỏi chúng. Khi gặp nghịch cảnh ta bỏ cuộc,
đào tẩu, than vãn, không giải quyết được gì. Đức phật dạy chúng ta
không nên bị lệ thuộc vào nó. Việc gì cũng có thể xảy ra. Phân tích vào
NHÂN – DUYÊN, phân tích vào điều kiện thuận và nghịch, loại trừ các điều
kiện nghịch, quy tụ các điều kiện thuận ta có thể nắm chắc được sự
thành công trong tầm tay. Sống như thế là năng động, là chủ động, là
tích cực. Chúng ta sẽ có được các chìa khóa vạn năng cho các bế tắc
Ứng xử 3: Trong mọi khoẳng khắc trôi qua trong đời mọi vật đều diễn ra đúng thời điểm.
Một số người cho rằng sự đúng thời điểm là do thượng đế sắp xếp - Đó
là ngộ nhận, nên tránh. Một số khác cho rằng đó là sự ngẫu nhiên, tình
cờ theo quy luật vũ trụ mênh mông vô tận này - Đó là một cực đoan đối
lập. Vượt lên trên khỏi chủ nghĩa định mệnh và chủ nghĩa ngẫu nhiên, tức
là cho rằng tất cả đều có cái NHÂN – DUYÊN liên hệ đến tính thời gian,
đến quá khứ, hiện tại, nhị lai của con người như là một định nghiệp, của
tất cả chúng sinh như làm một cộng nghiệp. NHÂN – DUYÊN đến thì mọi thứ
xảy ra một cách trình tự.
Theo quan niệm đức Phật thì tri thời là biết thời cơ, biết nhân duyên,
biết thời điểm, biết thời khắc cần làm cái gì, cần bắt đầu, cần đầu tư,
cần phát triển, cần dừng lại để làm cái mới. Người nào nắm được tất cả
những thứ sẽ diễn ra với mình theo một thời gian biểu mấy chục năm, mấy
năm, một năm, mấy tháng và thời gian biểu của từng ngày sẽ nắm chắc được
vận mệnh mình trong tầm tay. Tất cả chúng ta đều nên học cách phân biểu
thời gian của cuộc đời mình. Biết được thời gian, tức là biết được tính
điều kiện, cái sớm hơn hay cái muộn hơn đều có thể dẫn đến sự thất bại.
Đầu tư đúng, phát triển đúng, dừng lại đúng, ta sẽ thành công. Chân lý
này có thể áp dụng cho mọi tình huống. Quá khứ cũng thế, hiện tại cũng
thế và tương lai cũng thế. Hầu như cái gì nó cũng có thời điểm chín muồi
của nó. Không nắm được quy luật này chúng ta để mọi thứ xảy ra tự
nhiên. Do đó có cái tốt cũng có, nhưng mà cái xấu cũng có. Chỉ cần thay
đổi tính thời gian chút xíu, làm chủ được nó chúng ta nắm được thành
công hay thất bại. Cho nên phải hết sức khôn ngoan phân tích nhân duyên
thời tiết để ta làm những việc cần làm.
Các cuộc cách mạng lịch sử cũng phải dựa vào thời tiết chín muồi. Bất cứ
một thành công nào cũng phải dựa vào thời tiết chín muồi.
Góp ý một người khác cũng phải biết dựa vào sự chín muồi. Lúc nào người
đó đang vui hay đang buồn tột độ thì mình tới với họ sẽ được sự cảm
thông. Đang vui thì người ta dễ ứng xử anh hùng, rộng lượng, cao cả,
lượng thứ và bỏ qua tất cả những lỗi lầm của nhau trong quá khứ nếu có
và đến chúc mừng trong giai đoạn đó ta dễ dàng thiết lập được tình thân
và tình người đã mất.
Khi con người đối diện trước nỗi khổ niềm đau cùng cực, thất bại cùng
cực, thất tình và những vai trò vị trí trong xã hội bị mất hết, những
người trước đây đã từng thân quen, được nâng đỡ để cho thành những kẻ xa
lạ, lúc đó đến với nhau tình người quý biết nhường nào. Lúc đó những
khúc mắc oan trái ngày xưa có thể được tháo mở rất thành công. Đó là
chúng ta biết đến đúng thời điểm.
Đàn ông nào ký hợp đồng ở quán bia, quán nhậu, quán ôm là không đúng
thời gian chín muồi, coi chừng ở tù sớm, khổ đau sớm và tổn thất sự
nghiệp sớm. Vì rượu, ma túy, bia, thuốc lá, ôm, nó làm cho con người bị
mê, bị si, khó phán đoán đâu đúng và sai, nên và không nên. Làm cái gì
mà nắm vững tính thời gian của nó thì chúng ta sẽ thành công. Cho nên
phải biết đừng nóng vội.
Chúng ta rõ được NHÂN – DUYÊN lúc nào cần làm, lúc nào cần chờ đợi, lúc
nào nên làm hết mình, lúc nào nên dừng, chúng ta sẽ là người biết mang
về các hạnh phúc để tưởng thưởng mình với những thành công cần thiết.
Thấy rõ được như thế, nỗ lực khởi sự mới mẻ, đúng thời điểm, đầu tư một
thứ gì đó đúng thời điểm, giống như chúng ta biết trước một cái gì đó,
và lặp đi lặp lại các công thức nắm chắc tính thời điểm chúng ta sẽ
thành công.
Ứng xử 4: Những gì đã qua hãy cho qua
Đây là phương pháp thực tập buông xả mà đức Phật đã dậy trong các
kinh. Nó là cẩm nang của chính niệm và nghệ thuật của hạnh phúc, giúp
chúng ta vẫy tay chào vĩnh viễn không tiếc nuối nỗi khổ niềm đau các bất
hạnh đã từng xẩy ra trong cuộc đời của mình. Dầu là người thành công
nhất, hạnh phúc nhất, vinh quang nhất cũng đã từng trải qua các giai
đoạn gập gềnh. Có điều có người kể, có điều có người không nói. Trong
kinh đức Phật thường nói quá khứ có hai khuynh hướng Hạnh phúc hoặc khổ
đâu. Thời vàng son của của quá khứ không còn ở hiện tại này. Ai ký ức
quá khứ, hãnh diện tự hào với quá khứ thì sẽ đốt cháy toàn bộ cơ hội
hạnh phúc ở hiện tại. Tiếc nuối những điều tốt đã diễn ra trong quá khứ
sẽ làm cho chúng ta sống với ảnh không có thật nữa.
Khi nói về quá khứ phần lớn nói về niềm hãnh diện và tự hào. Do đó làm
cho chúng ta sống ảo. Bị chấp vào cảm xúc, vướng vào cảm xúc, vướng mắc
sâu trong hạnh phúc và khổ đau và họ nhớ dai, nhớ dài, dây mơ, dãy má,
tình tiết các diễn tiến chồng chất với nhau lên cả núi tư duy. Ứng xử
như thế không thể nào có được hạnh phúc được.
Đức Phật nói
hãy khép quá khứ với nhưng gì đã xẩy ra. Chuyện
nào đã trôi qua rồi không ký ức lại, không kể lại, không hâm nóng lại
để chúng ta có thể sống bằng một con người mới. Và mình lập ra một trang
sách mới, một chương mới trong cuộc đời. Đó là chương HIỆN TẠI. Nó
trắng trong, tinh khôi và ta hãy khắc lên những bài hạnh phúc mới, những
tình huống hạnh phúc mới, những sự kiện dẫn đến hạnh phúc mới, để ta
xứng đáng tưởng thưởng cho mình và vẫy tay chào với những bất hạnh nếu
có. Vì họ có thể nghĩ là chưa cần thiết. Do đó phải sống biết vẫy tay
chào với quá khứ
Giới trẻ ngày nay lớn trước tuổi hơn thế hệ cha ông mấy chục năm trước
do công nghệ kỹ thuật số, khoa học hiện đại phát triển vũ tốc. Và cái
tuổi cập kê cũng diễn ra sớm hơn so với ông bà ngày trước. 12, 13 tuổi
đã biết yêu. Phá thai vị thành niên hiện đang báo động toàn cầu. Việt
Nam đứng thứ nhất ở châu Á và đứng thứ 3 trên toàn cầu về phá thai vị
thành niên. Và Việt Nam cũng là nước nhiễm HIV trong giai đoạn 5 năm trở
lại đây đứng nhất nhì trên toàn cầu. Đó là những điều mà làm cha mẹ
chúng ta không thể không quan tâm. Do đó phải sống hiện tại theo lời
phật dậy tức là chánh niệm tỉnh thức để ta theo dõi quan tâm đến con em
của mình hơn. Cha mẹ nào nghĩ rằng chỉ cần mang tiền về cho ăn ngon mặc
đẹp, cung cấp các tiện nghi vật chất muốn cái gì được cái đó là đủ vài
trò làm cha làm mẹ là sai lầm, chưa tròn trách nhiệm của người mẹ, người
cha.
Trẻ thơ ngày nay thông minh lắm. Ý thức thẩm mỹ, ý thức giác quan nó
phát triển nhanh hơn chúng ta và cảm nhận các hạt giống tâm linh từ nhỏ,
nó sẽ biết lòng hiếu thảo, kính trên nhường dưới, sống đạo đức, tinh
thần tự lập và có thái độ vô ngã, vị tha, không thích hưởng phước, tiêu
sài phước, phí phạm phước. Nhờ đó cha mẹ sẽ đỡ phải khổ về sau này. Do
đó phải đầu tư ở hiện tại cho con em để có được một tương lại tươi sáng.
Theo đạo Phật tương lai là quả, mà hiện tại là nhân. Muốn có kết quả
như thế nào ta phải đầu tư như thế đó. Đầu tư không vẫn chưa đủ, phải
gieo các thuận duyên để cho các hạt giống không bị chết yểu bởi các tác
động đối lập có cùng thời hoặc có trước đó.
Nếu con em lỡ bị thất tình hoặc chính mình bị thất tình thì đừng nên xem
rằng tình bị tổn thất là tình cuối cùng. Mất cái tình yêu A ta có thể
có cái tình yêu B. Mất gia tài sự nghiệp A, ta có thể gây dựng lại sự
nghiệp các thành quả B, C, D thậm chí tương đương hoặc lớn hơn nhiều.
Cái đó đòi hỏi đến trí tuệ, phương pháp, tinh tấn, và kiên trì trong các
nỗ lực có chủ ý. Khóc lóc than vãn các tổn thất chỉ làm cho nỗi đau
chúng ta bị chìm và tụt sâu trong bất hạnh, không giải quyết được vấn đề
gì.
+ Không nên tiếp tục tự làm thương tổn mình trong thất tình, thất bại, thất nghiệp.
Cho chuyện nó đã qua, khép nó lại. Hành xử đó làm cho chúng ta cường
điệu nỗi đau, bơm phồng nỗi đau, giãn nỗi đau như 1 chiếc bong bóng. Lúc
đó có ai xuýt xoa với nỗi đau, đồng tình với nỗi đau vì nó được liên
minh. Không cần phải tâm sự giãi bày với những người không có kinh
nghiệm. Chỉ cần tìm đến những người có kinh nghiệm tốt, tư vấn họ một
vài tiếng là chúng ta có thể tháo mở được ra. Cần tìm người có kiến thức
giải quyết các vấn đề chứ không phải bênh vực đồng tình với khổ đau đó,
để chúng ta chết bởi sự gậm nhấm của khổ đau. Tìm đến giải pháp mà
chúng ta hướng đến chứ đừng quá bận tâm vào cái mà chúng ta vướng bận
vào kể cái khổ đau. Đức phật nói trong kinh đan chi: Không nên mồi lửa
khổ đau từ nhà mình sang nhà người khác. Cũng không nên đem lửa khổ đau
ngoài đường vào trong nhà của mình, trên bàn ăn, trên gường ngủ, trong
sinh hoạt gia đình.
+Không nên rơi vào tình huống ăn không được phá cho hôi.
Cái tức tối, cái ích kỷ, cái hạnh thù, cái ganh ghét, cái hờn làm cho
chúng ta trở nên kẻ đê hèn và vi phạm luật pháp. Không nên tạo thêm các
hố sâu của khổ đau nữa. Khôn ngoan thì tìm cách tháo mở. Hãy quay về soi
gương nhân cách – tức là đánh giá lại với vai trò làm vợ tôi có làm cho
chồng có điều gì không hài lòng không? Có một cá tính xấu nào làm cho
chồng chán nản không? Có gì đó mà mình chưa làm trọn vẹn không? Và người
chồng cũng phải đánh giá mình như thế một cách nghiêm túc chúng ta sẽ
tìm ra giải pháp. Thay vì hờn, giận, ghen tức, ứng xử không giống ai thì
ta hãy tìm ra giải pháp khắc phục mình, tuốt lại nhân cách của mình,
tuốt lại nhan sắc của mình, tuốt lại sức khỏe của mình. Theo đức phật
dậy trong kinh đan tri: Phải đóng 3 vai vừa vai làm vợ, vừa vai làm
người tình, vừa vai làm người bạn đồng hành . Người vợ nào ứng xử đúng 3
vai như thế thì chồng không thể nào đi ngoại tình được. Trên gường đóng
vai người tình, trên công việc đóng vai người bạn, trên sự nghiệp thì
đóng vai người vợ. Quá lý tưởng, quá đầy đủ.
Các quan niệm đó sẽ giúp cho chúng ta sống cao thượng hơn, rộng lượng
hơn, hiểu biết hơn, khắc phục lại những nhược điểm của chính mình một
cách thành công hơn.
Nói tóm lại khi ta chấp nhận
4 ứng xử dựa vào tri nhân, tri duyên, tri thời và tri xử lý
(buông xả), chúng ta biết chăm sóc hạnh phúc cho mình và cho người. Lúc
đó quý vị đối xử tốt với bản thân để chúng ta xứng đáng hưởng được hạnh
phúc. Đối xử tốt với người thân bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh
chị em. Đối xử có trách nhiệm với những đối tác, có tinh thần biết tôn
trọng luật pháp và đạo đức thì không lo gì chúng ta không xứng đáng để
hưởng các hạnh phúc cao thượng của kiếp người.
Chúc tất cả đạt được các hạnh phúc!