Pages - Menu

Dịch vụ làm visa đi Mỹ

Bạn đang cần tìm một dịch vụ làm visa đi Mỹ uy tín và nhanh chóng?.

Làm visa đi Thụy Sĩ

Dịch vụ làm visa đi Thụy Sĩ uy tín chất lượng.

Làm visa du học Úc

Dịch vụ làm visa du học Úc.Hotline:0934.414.838.

Làm visa thăm thân Hàn Quốc

Dịch vụ làm visa thăm thân Hàn Quốc Hotline:0934.414.838.

Chuyển văn phòng trọn gói

Dịch vụ chuyển văn phòng,chuyển nhà trọn gói.Liên hệ 0947.041.376

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty


Thủ tục thành lập công ty tại AMVLaw nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Dịch vụ thành lập công ty tại Bravo hiện nay đang được ưa chuộng và tin cậy nhất trong tất cả các dịch vụ thành lập công ty khác trong cả nước. Vì khi khách hàng đăng ký dịch vụ thành lập công ty tại Bravo bạn sẽ được thực hiện rất nhiều những ưu đãi khác của Phạm Duy giúp cho bạn cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn sáng suốt của bạn. Các dịch vụ tư vấn của Phạm Duy cho dịch vụ thành lập công ty:

Sau đây là các Thủ tục thành lập công ty tại AMVLaw:

1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.


Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp dịch vụ thành lập công ty tốt nhất!!
Hotline: 0934.414.838 - 0947.041.376

THƯƠNG HIỆULOGO VÀ NHÃN HIỆU

THƯƠNG HIỆU LOGO VÀ NHÃN HIỆU


Phương Tây, thuật ngữ tiếng Anh “brand” (nhãn hiệu) bắt nguồn từ việc đánh dấu sản phẩm

bằng vết đốt (to burn) do người Ai Cập, La Mã… áp dụng, trước tiên là trên đàn gia súc và sau đó là trên các sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp của mình, nhằm

phân biệt với sản phẩm cùng loại của người khác trong việc bảo đảm sự tín nhiệm và khả năng mua lại sản phẩm của khách hàng (Vincent Carratu, Commercial

Counterfeighting). Trong một thời gian dài, do trình độ sản xuất và phát triển của xã hội còn hạn chế, người tạo ra sản phẩm thường chỉ có thể bán trực tiếp sản

phẩm của mình trên một địa bàn hẹp gần nơi sản xuất. Việc vận chuyển hàng hoá đi xa, vượt biên giới quốc gia, rồi xuyên lục địa, nói chung là do giới thương nhân

đảm nhiệm. Mỗi thương nhân có thể kinh doanh nhiều loại hàng hoá đi xa, vượt biên giới quốc gia, rồi xuyên lục địa, nói chung là do giới thương nhân đảm nhiệm.

Mỗi thương nhân có thể kinh doanh nhiều loại hàng hoá mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, và thuật ngữ “trade name” được dùng để chỉ danh xưng mà họ sử dụng

trong các giao dịch thương mại.

Tình hình cũng tương tự như vậy ở Phương Đông vào thời cổ đại và trung đại. Trong xã hội Trung Quốc, với sự phân biệt thành bốn giai tầng xã hội chính: sĩ – nông

– công – thương, trong hoạt động thương mại, mỗi thương nhân sử dụng một “thương hiệu

riêng nhằm phân biệt mình với các nhà buôn khác. Tại Việt nam, trước ngày thống nhất đất nước, ở miền Nam có Luật 13/57 (1-8-1957) quy định về

nhãn hiệu sản xuất” và “thương hiệu”. Ở thời điểm đó, khái niệm “thương hiệu”

chỉ được chú nghĩa là “tên của hiệu buôn” (Thanh Nghị, Tự điển Việt Nam); nhưng trong Luật 13/57 nêu trên, nếu “nhãn hiệu sản xuất” rõ ràng là ứng với sản phẩm

của các nhà sản xuất, thì “thương hiệu” không chỉ ứng với hoạt động của các thương nhân, mà còn bao hàm cả các loại hình hoạt động dịch vụ của mọi loại hiệu,

tiệm, ngân hàng, hãng bảo hiểm…

Sự mở rộng ngữ nghĩa đó có cơ sở kinh tế – xã hội của nó: sau cách mạng công nghiệp, năng suất sản xuất được nâng cao và giao thông phát triển, các nhà sản

xuất dần dần mở rộng không chỉ hoạt động thương mại mà cả hoạt động cung ứng dịch vụ của chính mình. Bên cạnh đó là sự phát triển của hàng loạt loại hình dịch

vụ trực tiếp phục vụ đời sống và guồng máy sản xuất, kinh doanh, đẩy tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dịch vụ lên cao trong cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân

(GNP) và trong ngôn ngữ quản trị, hoạt động thương mại dần dần được coi là một loại hình của hoạt động dịch vụ. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “corporate name”

được dùng để chỉ tên của một doanh nghiệp bất kỳ có thể có hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất hoặc/và thương mại hoặc/và dịch vụ. “Tên doanh nghiệp”

(corporate name) nói chung thường bao gồm ba yếu tố: loại hình công ty, lĩnh vực kinh doanh, và phần tên riêng mang tính phân biệt, thí dụ: [Công ty cổ phần]

[Cao su] [sài Gòn – Kym Đan]. Trên thực tế, trong đa số các giao dịch, rõ ràng sẽ gặp nhiều bất tiện nếu phải xưng danh đầy đủ nhưng dài dòng như vậy, tên

doanh nghiệp thường chọn một danh xưng vắn tắt tạo thuận lợi hơn cho sự nhận biết và truyền thông về doanh nghiệp của mình. Danh xưng đó thường chính là

hoặc xuất phát từ phần tên riêng nằm trong tên doanh nghiệp (trong ví dụ trên là (Kym Đan), và thuật ngữ “trade name” hiện nay được dùng để chỉ một nhãn hiệu

(brand) đã được đăng ký độc quyền (David A. Weinstein, How to project your business, professional and brand name). Với các ghi nhận trên, có thể thấy thuật

ngữ “thương hiệu” trong tiếng Việt chính là có hàm nghĩa tương thích với thuật ngữ “trade name”.

Trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam, thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá

được dùng để chỉ dấu hiệu nhằm phân biệt các sản phẩm cùng loại do các nhà sản xuất khác nhau đưa ra thị trường; còn để phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh

với nhau, có điều 97 Bộ luật Dân sự quy định về “Tên pháp nhân”, có điều 24 Luật Doanh nghiệp quy định về “Tên doanh nghiệp”, điều 24.1 trong Luật Thương

mại quy định về “Tên thương mại” của thương nhân,… với hàm nghĩa thống nhất với nhau. Tiếp theo đó, điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định về việc bảo

hộ “Tên thương mại”, được hiểu là tên gọi của mọi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp. Thuật ngữ

Thương hiệu” trước đây không hiện diện trong hệ thống văn bản pháp lý, chỉ được công luận

sử dụng rộng rãi gần đây, và đã có tác động nhất định, đủ để bắt đầu được đưa vào sử dụng trong một số chính sách có liên quan.

Bên cạnh đó, có khi doanh nghiệp còn sử dụng cả lô-gô (biểu tượng kinh doanh) để thể hiện thêm các nét đặc trưng riêng của công ty như: lĩnh vực kinh doanh,

triết lý hoặc tư tưởng kinh doanh, truyền thống hoặc nét văn hoá của doanh nghiệp, và có khi chỉ là một sự cách điệu hình hoạ tên công ty nhằm minh hoạ, nhấn

mạnh, hoặc kết tụ các nét tính cách trong kinh doanh…

Điều trước tiên cần phải phân biệt rõ là, trong khi tên thương mại (tên công ty/tên doanh nghiệp/tên cơ sở kinh doanh…), thương hiệu (trade name) và biểu tượng

kinh doanh (logo) thiên về hướng phản ánh mặt chủ quan của doanh nghiệp: xuất xứ, quy mô, tầm cỡ,

sức mạnh chuyên môn, phong cách kinh doanh…; thì trong quá trình được đính lên sản phẩm để đi vào thương trường, một sản phẩm mang nhãn lại phải tập trung

theo hướng tìm hiểu, đáp ứng và thể hiện mặt khách quan của các mối quan hệ: nhu cầu, ước muốn, nét tính cách của khách hàng, điểm khác biệt so với nhãn hiệu

của đối thủ cạnh tranh… theo đó, ở góc độ tinh thần, các giá trị và các nét tính cách của thương hiệu/lô-gô và các giá trị và các nét tính cách của nhãn hiệu có thể

hội tụ hoặc trùng nhau, mà cũng có thể phân kỳ hay tách biệt.

Với các công ty kinh doanh đơn ngành hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực gần nhau hay có tính bổ trợ lẫn nhau, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, giá trị của nhãn hiệu

thường được bảo đảm bởi chính uy tín, năng lực và phong cách của doanh nhân hoặc công ty (có khi người ta dùng cả tên, họ cá nhân hoặc gia đình để đặt tên

công ty). Khi đó, doanh nghiệp dễ có thói quen sử dụng chính thương hiệu hoặc lô-gô của công ty (vốn để phân biệt các doanh nghiệp với nhau) làm nhãn hiệu

(vốn để phân biệt các hàng hoá/dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau). Dễ dàng nhận thấy điều đó qua nhiều ví dụ: Ngân hàng Á Châu với lô-gô là chữ

ACB cách điệu, tiệm bánh Như Lan với lô-gô là con gà trống, Công ty Vifon với lô-gô chiếc lư hương,… Đó là lý do khiến nhiều người đành đồng ý nghĩa của hai

thuật ngữ “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”.

Với các công ty kinh doanh đa ngành, hoặc do cần thiết phải tiến hành phân mảng thị trường (segmentation) nhằm đáp ứng cao nhất các ước muốn và đặc điểm đa

dạng của các nhóm khách hàng khác nhau, doanh nghiệp lại thường có xu hướng phát triển một tập các nhãn hiệu (brand portfolio) mà trong đó, mỗi nhãn hiệu sẽ

dành để phục vụ một phân mảng thị trường mục tiêu (target segment) khác nhau. Các thí dụ như: Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (với lô-gô là chữ SCC cách điệu

không dùng làm nhãn hiệu) với các nhãn hiệu Miss Saigon, Cindy…; công ty Honda Việt Nam với Cub, Dream, Spacy, Future, Wave… Ngay cả khi các sản

phẩm của công ty được sản xuất tại cùng một phân xưởng hay thậm chí bởi cùng một dây chuyền công nghệ, thì trong mối tương tác với khách hàng, mỗi nhãn hiệu

lại mang một hoặc một số nét tính cách riêng biệt. Đòi hỏi về sự khác biệt trong nét tính cách đôi khi còn đi xa đến mức cần phải tạo cho một nhãn hiệu mới một sự

nhận biết độc lập với các liên tưởng hiện có về thương hiệu và/hoặc các nhãn hiệu đang sử dụng, như trường hợp “lăng xê” nhãn hiệu “Number 1” của Công ty Bia

Bến Thành.

Như vậy, trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn sử dụng một tập các dấu hiệu tiếp thị trong đó có các nhãn hiệu. Mỗi dấu hiệu có vai trò riêng của mình. Bản thân

việc sử dụng thuật ngữ nào để gọi chúng chỉ mang tính quy ước và không quan trọng bằng việc phân định và quản trị chúng một cách nhất quán.
Đừng đắn đo suy nghỉ hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Chúc quý khách hàng luôn luôn thành công

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Thủ tục Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại


Thủ tục Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

a) Tên thủ tục hành chính: Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
b) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Tổ chức, công dân có nhu cầu nộp hồ sơ đăng ký tổ chức nhượng quyền thương mại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả;
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển về phòng Phòng Quản lý Thương mại để vào Sổ đăng ký nhượng quyền thương mại và soạn thông báo trình Lãnh đạo Sở ký. Kết quả sẽ được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu phí, lệ phí, trả kết quả cho tổ chức, công dân.
c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”
d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại (theo mẫu quy định);
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu quy định);
- Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp;
- Nếu một trong số các giấy tơ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 05 ngày làm việc
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, công dân
g) Cơ quan thực hiện TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
i) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp Thông báo chấp thuận điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại là 4.000.000đ/giấy
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu MĐ-1 Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mạil)
Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: quy định tại điều 5; 6 mục 1 chương II Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
* Điều kiện đối với Bên nhượng quyền:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
* Điều kiện đối với Bên nhận quyền:

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
m) Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục hành chính
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số/106/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính;
- Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại.
Mọi thông tin chi tiết mời bạn liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của chúng tôi!

Hotline: 0947.041.376 - 0934.414.838

Đăng ký logo độc quyền

Đăng ký logo độc quyền

Công ty chúng tôi Là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xác lập và bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Công ty chúng tôi hội đủ các chức năng để có thể đại diện cho khách hàng tiến hành các công việc liên quan đến tra cứu, xác lập quyền của chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

Về việc đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, chúng tôi xin có một số trao đổi liên quan đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi, cụ thể như sau: Thời gian:Theo quy định của pháp luật, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa kéo dài khoảng 07 tháng.
Cụ thể:
- Giai đoạn xét nghiệm hình thức (01 tháng).
Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác
.- Giai đoạn Xét nghiệm nội dung đơn (06 tháng).
Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…);
Về thông tin và tài liệu để nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu Những giấy tờ cần cung cấp:
- 12 mẫu nhãn hiệu (yêu cầu nộp đồng thời với đơn).
- Kích thước nhãn không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm;
- Một bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- 01 Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Đơn này do tư vấn Brandco soạn thảo theo sự thống nhất của Quý khách hàng);
- 01 Giấy ủy quyền Đề nghị quý Công ty vui lòng cung cấp bản sao Đăng ký kinh doanh (có kèm theo Danh mục sản phẩm) và mẫu nhãn hiệu xin đăng ký để nhận được sự tư vấn và tra cứu miễn phí về phân nhóm và khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Công ty chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hoặc ghé thăm website : http://www.bravolaw.vn


Xem thêm:
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo
Nhượng quyền thương mại

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Hiểu về sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền


Hiểu về sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền

         http://topiclaw.com                   http://www.bravolaw.vn

Sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền là “sở hữu trí tuệ” – liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tinh thần sáng tạo. Sở hữu trí tuệ là sự tưởng tượng được đưa vào hiện thực. Một số người nhầm lẫn sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. Mặc dù  có một số điểm tương đồng giữa các loại bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng chúng vẫn khác nhau và phục vụ cho các mục tiêu khác nhau.
1. Sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền được cấp cho sáng chế của bạn, một sản phẩm hoặc quá trình  mà bạn cung cấp, hay nói chung là một cách mới để làm một cái gì đó, hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề. Để  được cấp bằng độc quyền  sáng chế, phát minh của bạn phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam yêu cầu một phát minh đủ tư cách để bảo hộ dưới dạng cấp bằng phát minh sáng chế khi nó là lý thuyết, là bản chất sáng tạo và có thể là  ứng dụng công nghiệp. Một bằng sáng chế cung cấp sự bảo hộ phát minh cho chủ sở hữu bằng sáng chế. Thời gian bảo hộ cho 1 bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam là 20 năm. (10 năm cho giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Bảo hộ độc quyền sáng chế nghĩa là phát minh của bạn không được chế tạo, sử dụng, phân phối hoặc bán nếu không được sự đồng ý của bạn. Quyền độc quyền sáng chế thường được thi hành tại toà án, mà trong hầu hết các hệ thống, nắm thẩm quyền để chấm dứt xâm phạm độc quyền sáng chế.
Sau đó, bạn có quyền quyết định ai có thể hoặc không thể sử dụng phát minh đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trong thời gian phát minh được bảo hộ. Bạn có thể cho phép hoặc cấp phép cho các bên sử dụng phát minh dựa theo các điều đã được thoả thuận giữa 2 bên. Bạn cũng có thể bán quyền phát minh cho người khác, người sau đó sẽ là chủ sở hữu mới của bằng độc quyền sáng chế. Khi bằng độc quyền sáng chế hết hiệu lực, sự bảo hộ kết thúc và một phát minh sẽ được công bố, nghĩa là chủ sở hữu không còn giữ độc quyền đối với phát minh sẵn  có cho những người khác khai thác thương mại.
2. Văn bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá
Một bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá cung cấp sự bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu bằng cách đảm bảo độc quyền sử dụng nhãn hiệu để nhận biết hànghoá hoặc dịch vụ, hoặc uỷ quyền cho người trả tiền sử dụng. Thời hạn bảo hộ thay đổi, nhưng một chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá có thể  được thay mới không xác định trong giới hạn thời gian với điều kiện chi trả các chi phí phụ thêm. Bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá được thi hành tại toà án, mà trong hầu hết các hệ thống có thẩm quyền ngăn chặn sự xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá.
Phạm vi của nhãn hiệu hàng hoá rất rộng. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là một hoặc sự kết hợp các từ, chữ cái và các con số. Chúng có thể bao gồm các bản vẽ, biểu tượng, hình ảnh 3 chiều như hình dáng và bao gói của 1 hàng hoá, các  dấu hiệu nghe được như nhạc, giọng hát, mùi hương, màu sắc được sử dụng như là các đặc điểm phân biệt.
Ngoài nhãn hiệu hàng hoá, việc nhận dạng nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ còn do một số loại dấu hiệu khác. Các dấu hiệu tập thể do một hiệp hội hoặc tổ chức sở hữu mà các thành viên của nó sử dụng để nhận dạng chính chúng với mức độ chất lượng và các yêu cầu khác do hiệp hội hoặc tổ chức đặt ra.
Các dấu hiệu chứng nhận này được đưa ra để tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu xác định. Chúng có thể được cấp cho bất cứ ai có thể chứng nhận rắng sản phẩm hoặc hệ thông liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định đã đặt ra. Chứng nhận và biểu tượng ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HACCP, và CE-Mark được dán hoặc in trên bao bì sản phẩm và/hoặc trên các sản phẩm có thể được coi là một kiểu nhãn hiệu hàng hoá.
3. Bản quyền
Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền được cấp cho người sáng tạo ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Các loại tác phẩm được bảo hộ bằng bản quyền tác giả theo luật Việt Nam, bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ bằng quyền tác giả bao gồm:
  • (a)  Tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, khoá đào tạo và các tác phẩm khác biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ viết hoặc các đặc tính khác;
  • (b) Bài giảng, bài nói chuyện hoặc diễn văn
  • (c)  Tác phẩm báo chí;
  • (d)  Tác phẩm âm nhạc;
  • (đ)  Tác phẩm sân khấu;
  • (e)  Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra bởi một quá trình tương tự điện ảnh ( sau đây gọi chung là các tác phẩm điện ảnh) ;
  • (g)  Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng ;
  • (h)  Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • (i)   Tác phẩm kiến trúc;
  • (k)   Bức phác hoạ, kế hoạch, bản đồ và các bản vẽ liên quan đến địa hình hoặc các tác phẩm khoa học ;
  • (l)   Văn hoá dân gian và các tác phẩm nghệ thuật dân gian ;
  • (m)  Bộ chương trình và dữ liệu máy tính .
Bản quyền  bao gồm quyền lợi về tinh thần và kinh tế. Quyền lợi về tinh thần được hiểu là quyền của tác giả đặt tiêu đề cho tác phẩm của họ, gắn liền tên thật của họ hoặc  bút danh đựoc thừa nhận  khi tác phẩm của họ được xuất bản hoặc sử dụng, xuất bản các tác phẩm của họ, hoặc  uỷ quyền cho người khác xuất bản tác phẩm của họ,  bảo vệ  sự nguyên vẹn cho tác phẩm; và  cấm người khác sửa chữa, thay đổi hoặc bóp méo tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền lợi kinh tế bao gồm quyền của tác giả được sáng tác các tác phẩm tiếp theo, trình diễn tác phẩm của họ trươc công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối hoặc nhập khẩu nguyên bản hoặc các bản sao tác phẩm, truyền thông tác phẩm của học tới công chúng bằng các phương tiện không dây và landline, mạng lưới thông tin điện tử hoặc các phương tiện kỹ thuật khác; và phát hành nguyên bản hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh và các chương trình máy tính.
Thời hạn của quyền tinh thần gần như không xác định. Thời hạn của quyền kinh tế cho hầu hết các đối tượng theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam từ 50 năm đến khi cả cuộc đời tác giả và 50 sau khi tác giả qua đời.