Pages - Menu

Dịch vụ làm visa đi Mỹ

Bạn đang cần tìm một dịch vụ làm visa đi Mỹ uy tín và nhanh chóng?.

Làm visa đi Thụy Sĩ

Dịch vụ làm visa đi Thụy Sĩ uy tín chất lượng.

Làm visa du học Úc

Dịch vụ làm visa du học Úc.Hotline:0934.414.838.

Làm visa thăm thân Hàn Quốc

Dịch vụ làm visa thăm thân Hàn Quốc Hotline:0934.414.838.

Chuyển văn phòng trọn gói

Dịch vụ chuyển văn phòng,chuyển nhà trọn gói.Liên hệ 0947.041.376

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Tổ chức lại, giải thể và phá sản công ty




Tổ chức lại, giải thể và phá sản công ty

Rất nhiều công ty,cá thể kinh doanh gọi điện đến công ty Luật Phạm Duy để xin tư vấn về vấn đề sát nhập và giải thể doanh nghiệp, sau đây luật sư của Bravolaw xin chia sẻ một vài điều luật để các doanh nghiệp tham khảo.
Điều 150. Chia doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Điều 151. Tách doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.

Điều 152. Hợp nhất doanh nghiệp
1. Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
4. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Điều 153. Sáp nhập doanh nghiệp
1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Điều 154. Chuyển đổi công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:
1. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi;
2. Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
3. Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.

Điều 155. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày đăng ký thay đổi quy định tại khoản này, công ty được quản lý và hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.

Điều 156. Tạm ngừng kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.

Điều 157. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổđông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Điều 159. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Điều 160. Phá sản doanh nghiệp
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng gọi cho chúng tôi:
Hotline: 0934.414.838 - 0947.041.376

Thành lập công ty

Thành lập công ty


Khi thành lập công ty, Bạn có những thắc mắc như:

Tôi nên thành lập công ty cổ phần hay thành lập công ty TNHH ?
Có cách nào giữ tên khi thành lập công ty theo ý muốn của mình không ?
Vốn điều lệ bao nhiêu thì vừa? có liên quan gì đến việc đóng thuế ? . . . . .
Bạn có thể xem thêm thông tin về : Một số lưu ý sau khi thành lập công ty
Sau đây là những lưu ý khi thành lập công ty:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty:
Với chính sách khuyến khích kinh doanh, Sở KHĐT yêu cầu có bản copy sao y công chứng (không quá 3 tháng) của CMND ( không quá 15 năm ) những người sáng lập công ty.

Xem thêm về thủ tục thành lập công ty

2. Chọn lựa loại hình công ty:
Có ba loại hình công ty cơ bản: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân:
- Công ty cổ phần:
Phải có ít nhất 3 thành viên góp vốn khi thành lập công ty.
Người đại diện pháp luật của công ty không được một lúc làm đại diện pháp luật hay tổng giám đốc của một công ty khác.
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Công ty TNHH:
Có thể thành lập công ty 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH chịu trách nhiệm với vốn điều lệ mà mình đăng ký.

- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp..
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.


3. Chọn tên cho công ty:

Bạn có thể tham khảo thêm cách đặt tên cho công ty.



AMVLaw không chỉ hỗ trợ Bạn trong giai đoạn thành lập công ty mà còn đồng hành trong suốt quá trình hoạt động, nhất là trong việc quản lý hệ thống kế toán thuế.

Xem thêm về báo cáo tài chính và quyết toán thuế.
Cam kết :


Hồ sơ hoàn thành TRONG NGÀY.
Dịch vụ phục vụ tận nơi (bạn không cần đi lại nhiều lần).
Nhận GP VÀ DẤU công ty trong vòng 7 ngày.
Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ đồng hành với Quý DN suốt thời gian hoạt động. 

Hảy liên hệ ngay với chúng  tôi khi bạn có nhu cầu:

Hotline : 0943.414.838 - 0947.041.376

Các loại hình doanh nghiệp


I. Khái quát các loại hình doanh nghiệp



Người VN mình khi nói đến làm thương mại thường nghĩ đến tự mình bỏ tiền vốn ra và tự mình làm chủ. Đó là hình thức làm thương mại đơn giản nhất. Nhưng sau khi Đổi Mới và nền kinh tế tập trung đang tiến sang kinh tế thị trường, doanh nhân VN có nhiều cơ hội và chọn lựa khác nhau để chọn cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp nhất.

Tại các nước theo kinh tế thị trường, các mô hình kinh doanh được trình bày trong chương này là những mô hình tiêu biểu; mô hình nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, và doanh nhân cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn cho mình một mô hình phù hợp.

Những mô hình trong bài này là những mô hình đang được áp dụng tại Mỹ, và do đó, chắc chắn sẽ có những khác biệt với môi trường kinh
doanh, luật lệ tại VN, và nên được sử dụng để đối chiếu và so sánh với thực tế tại VN mà thôi.

II. Doanh nghiệp Tư Nhân (sole proprietorship)

Doanh Nghiệp Tư Nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, tức là tự mình làm chủ (tại Mỹ loại hình này chiếm tới 2/3 số doanh nghiệp), thành ra rất dễ thành lập, hễ có vốn và có óc kinh doanh là mở được doanh nghiệp.

Lợi điểm chính của loại hình này, như đã nói, là dễ thành lập, thứ hai là không chung đụng, hùn hạp phải có giao kèo lôi thôi tới ai, lời
thì ăn, lỗ thì chịu. Chủ nhân đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thu nhập của doanh nghiệp.

Nhược điểm chính của doanh nghiệp tư nhân là chủ nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro hay thua lỗ khi điều hành doanh nghiệp. Giả sử doanh nghiệp bị thua lỗ đến phá sản (bankruptcy), chủ nhân vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và vẫn bị thưa kiện nếu không trả được các món nợ này.

Nhược điểm thứ hai là khả năng kêu vốn hạn chế trong vòng quen biết; nếu muốn vay mượn ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp cao. Sau cùng là sự thiếu liên tục nếu chẳng may chủ doanh nghiệp qua đời hay không còn tiếp tục điều hành doanh nghiệp được nữa.

III. Doanh nghiệp Hợp Danh (partnerships – Hùn hạp)

Doanh nghiệp Hợp Danh là một loại doanh nghiệp có từ hai người trở lên, đồng ý hùn vốn để kinh doanh. Tất cả thành viên của doanh nghiệp loại này cùng có quyền kiểm soát hoạt động và chia lợi nhuận do doanh nghiệp mang lại.

Lợi điểm chính của loại hình này là dễ thành lập. Các thành viên chỉ cần đồng ý và ký với nhau một bản thỏa thuận về các vấn đề như phần hùn và trách nhiệm của mỗi bên. Tại Mỹ, loại hình này còn có một lợi điểm nữa khiến cho nhiều doanh nhân lựa chọn loại này; đó là doanh nghiệp không bị đánh thuế thu nhập của Liên Bang. Lợi nhuận của mỗi thành viên trở thành thu nhập của mỗi người, và chỉ bị đóng thuế thu nhập trên căn bản cá nhân mà thôi.

Nhược điểm chính của loại hình này là các thành viên hợp danh cùng
chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, nói một cách khác, tài
sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) sai áp
khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ.

IV. Doanh nghiệp Hợp Danh Trách nhiệm hữu hạn (Hợp Danh TNHH) (Limited Partnerships)

Doanh nghiệp Hợp Danh TNHH gồm có một thành viên chính và một hay
nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chính lãnh trách
nhiệm điều hành doanh nghiệp cùng các trái khoản (tiền nợ) của doanh
nghiệp. Các thành viên trách nhiệm hữu hạn không có quyền tham gia vào
việc điều hành doanh nghiệp, và cũng không chịu trách nhiệm về các trái
khoản lớn hơn số vốn họ đã bỏ ra.

Lợi điểm chính của loại hình này là trách nhiệm hữu hạn về trái
khoản. Các thành viên TNHH của doanh nghiệp loại này phải thỏa thuận
trước về mức rủi ro tài chánh tối đa có thể xảy ra, đồng thời xác định
số vốn mỗi thành viên TNHH phải đóng góp vào doanh nghiệp là bao nhiêu.

V. Công Ty Cổ Phần (corporations)

Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp phổ thông nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Công ty do các cổ đông làm
chủ (cổ đông là những người mua cổ phần của công ty). Cổ đông bầu ra một hội đồng quản trị (Board of Directors) và HĐQT sẽ thuê người điều hành doanh nghiệp.

Ưu điểm chính của loại hình công ty là các cổ đông chỉ bị trách nhiệm hữu hạn về các trái khoản (nợ) của công ty theo tỷ lệ của số tiền
đầu tư (mua cổ phần) mà thôi. Tài sản cá nhân của cổ đông không dính dáng đến doanh nghiệp. Sau khi thành lập thì công ty tự nó là một tư cách pháp nhân và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chánh cũng như luật pháp. Nếu công ty có bị phá sản thì chủ nợ không thể đòi nợ từ các cổ đông. Ưu điểm thứ hai là khả năng gây vốn. Công ty có thể gây thêm vốn bằng cách bán thêm cổ phần của công ty cho các nhà đầu tư.

Nhược điểm chính của công ty (theo luật của Mỹ) là bị đánh thuế hai lần. Công ty là một pháp nhân phải đóng thuế thu nhập của công ty. Phần lời của công ty chia lại cho các cổ đông, còn gọi là cổ tức (dividend) lại bị đóng thuế thu nhập cá nhân của mỗi cổ đông. Thí dụ chúng ta mua 1.000 cổ phần của công ty Coca Cola có tổng số 100.000 cổ phần, có nghĩa là chúng ta làm chủ 1% của toàn công ty. Khi tổng kết
tài khóa hàng năm, Coca Cola phải đóng thuế thu nhập trên số lời của toàn công ty. Số lời còn lại sau khi đóng thuế sẽ được chia cho các cổ
đông. Số lời này được xem là lợi tức của cá nhân cổ đông và phải đóng thuế lợi tức trên số tiền này.

Tại Mỹ còn có một loại hình công ty gọi là S-Corporation; đăng ký theo hình thức này thì công ty không bị đánh thuế lợi tức, chỉ khi nào
tiền lời chia lại cho cổ đông thì cổ đông mới đóng lợi tức mà thôi.

VI. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) (Limited Liability Corporations)

Công ty TNHH khác với công ty cổ phần ở chỗ chủ nhân công ty không nhất thiết là cổ đông mà có thể gồm một hay nhiều thành viên như doanh nghiệp Hợp Danh. Các thành viên của công ty có thể tham gia trực tiếp vào việc quản trị công ty mà không cần Hội đồng Quản trị.

Ưu điểm của công ty TNHH là không bị đánh thuế kép (cũng giống như S-Corporation). Tại nhiều tiểu bang (Mỹ) công ty TNHH chỉ cần một người đứng ra đăng ký cũng đủ. Ưu điểm thứ hai là trách nhiệm chỉ giới hạn trong số tiền đầu tư của thành viên mà thôi, cũng như không bị trách nhiệm khi công ty bị thưa kiện.

Nhược điểm của công ty TNHH là khó gây vốn và không thể bán cổ phiếu như công ty cổ phần để gây vốn.

VII. Công ty liên doanh:

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

VIII. Kết luận

Như trên đã trình bày, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm. Doanh nhân cần căn cứ trên khả năng, nhu cầu cùng sự tiên liệu về mức độ phát triển trong tương lai của doanh nghiệp hầu chọn cho mình một mô hình thích hợp. Mặc dù luật về doanh nghiệp của mỗi nước có những khác biệt, nhưng nói chung, trong thời buổi toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các loại hình này đều có nhiều điểm tương đồng để các đối tác ngoại quốc dễ giao dịch, nhất là để biết trách nhiệm pháp lý của mỗi bên như thế nào khi có tranh tụng.

Nếu bạn cần một dịch vụ thành lập công ty hãy đến với chúng tôi, hoặc xem qua thành lập công ty
Xem thêm:
Quy định về quảng cáo trên xe
Quảng cáo trên xe
Quảng cáo ngoài trời
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
thủ tục thành lập công ty cổ phần
thủ tục thành lập công ty
VĂN PHÒNG TP. HCM:

[A]: 75 Quang Trung, phường 10, Gò Vấp
[T]: 01688.864.898
[E]: luatsuphamduysaigon@gmail.com
[W]: http://thanhlapdoanhnghiepvn.net

VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

[A]: số 10, Phố Đỗ Đức Dục, Phạm Hùng, Hà Nội
[T]: 04.66827078 -  [H]: 09.77.999.078
[E]: luatsuphamduyhanoi@gmail.com
[W]: http://thanhlapdoanhnghiepvn.net

Seo:cong ty co phan cong ty tnhh dang ky kinh doanh Dịch vụ thành lập công ty lap cong ty thanh lap cong ty thanh lap cong ty co phan thanh lap doanh nghiep thay doi dang ky kinh doanh Thành lập công ty TNHH

Thủ tục thành lập công ty quảng cáo

Thủ tục thành lập công ty quảng cáo
I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

• Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;
• Nghị định của Chính Phủ số 43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2010;
• Nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2007;
• Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;
• Thông tư số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;
• Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
• Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

II. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢNG CÁO
1. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
• Dự thảo điều lệ;
• Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;
• Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
- Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: GCN đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
Ngoài dịch vụ quảng cáo, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và ngành nghề có chứng chỉ thì phải có thêm các văn bản sau:
• Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
• Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
4. Kết quả thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Mã ngành nghề quảng cáo:
Mã ngành Tên ngành nghề
7310 Quảng cáo


Để hiểu rõ những quy định của pháp luật và thực hiện một cách nhanh chóng thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hãy đến với chúng tôi: Công ty AMVLaw - chuyên về dịch vụ tư vấn và thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả,…
Công ty AMVLaw rất hân hạnh được tư vấn và cam kết sẽ mang tới dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.
hotline: 0934.414.838 - 0947.041.376

Dịch vụ thành lập công ty


Bạn đang có ý tưởng kinh doanh tốt, đang muốn thành lập công ty để hoà nhập vào thương trường năng động và đầy hấp dẫn? Hãy đến với Topiclaw để được phục vụ tốt nhất với dịch vụ thành lập công ty

1. Chuẩn bị trước thành lập:
-Chuẩn bị chứng minh nhân dân bản chính (hoặc giấy tờ tương đương khác), kèm theo 01 bản photo có trị thực CMND trong thời gian không quá 03 tháng.
- Lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó).
-Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty (Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
-Tư vấn tên công ty : (Lựa chọn tên và tra cứu tên) ; Tra cứu tên công ty tại đây!
-Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với loại hình công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh .
-Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty
-Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Thành lập công ty

Thành lập công ty với Topiclaw

2.Quy trình thành lập công ty:
-Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đăng ký con dấu tròn công ty tại cơ quan công an.
Xin lưu ý: Tích hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế và mã số xuất nhập khẩu trong một mẫu duy nhất.

3.Thủ tục sau thành lập:
-Tiến hành đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế chuyên quản trong thời hạn quy định ghi trong phiếu chuyển mã số thuế.
-Tiến hành mua hoá đơn GTGT với cơ quan thuế.
-Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.Hỗ trợ bạn:
-Hãy đừng ngần ngại gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí liên quan lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế và kế toán.
-Tải kho văn bản pháp luật và các tiện ích miễn phí tại website chúng tôi.
-Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Lưu ý: Thời gian cấp giấy phép kinh doanh (tích hợp mã số thuế) là 05 ngày làm việc, thời gian cấp con dấu chỉ 02 ngày làm việc!